Bảy chủ đề lớn xuyên suốt chương trình môn Tin học
Nhằm đạt được 3 mạch tri thức CS, ICT và DL, nội dung của chương trình được tổ chức thành 7 chủ đề lớn xuyên suốt trong cả 3 cấp học là: Máy tính và xã hội tri thức; Mạng máy tính và Internet; Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số hóa; Ứng dụng tin học; Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính và Hướng nghiệp với tin học.
ảnh minh họa
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm - Tổng Chủ biên chương trình môn Tin học - như vậy về nội dung giáo dục môn Tin học trong chương trình phổ thông mới.
Ba mạch kiến thức hòa quyện
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm cho biết: Môn Tin học cung cấp cho học sinh ba mạch tri thức có quan hệ qua lại chặt chẽ và hoà quyện với nhau: Khoa học máy tính (CS), Công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) và Học vấn số hoá phổ thông (DL)
Giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong và trao đổi thông tin.
Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.
Ở THCS, học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và sinh hoạt; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kỹ thuật số; học tổ chức lưu trữ, quản lý, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Nội dung môn Tin học được tổ chức từ các chủ đề bắt buộc và chủ đề tuỳ chọn theo định hướng Tin học ứng dụng hoặc theo định hướng Khoa học máy tính.
Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng mục đích sử dụng máy tính và hệ thống máy tính để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, góp phần phát triển năng lực thích ứng và năng lực phát triển các dịch vụ kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người trong xã hội số hoá.
Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy tin học, năng lực tìm tòi khám phá, năng lực phát triển phần mềm và dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống máy tính.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm, học sinh có thể chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm) tùy theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp.
Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng Tin học, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu để làm ra sản phẩm thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm tăng cường kiến thức về thiết kế thuật toán và ứng dụng của một số mô hình tổ chức dữ liệu, đồng thời đem đến cơ hội thực hành tạo trang web và lập trình điều khiển robot cho học sinh.
Định hướng về phương pháp giáo dục
Việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. PGS.TS Hồ Sĩ Đàm định hướng về mặt phương pháp dạy học trong môn tin học bao gồm:
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để truyền thụ ba mạch kiến thức kiến thức cốt lõi: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ thông nhằm phát triển năng lực tin học cho học sinh.
Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường.
Khai thác phần cứng, phần mềm, nguồn tài liệu, học liệu có trên Internet và các thiết bị kỹ thuật số để dạy học. Ngoài ra cần khai thác các nội dung đọc thêm về lịch sử vấn đề, về ứng dụng kiến thức bài học trong cuộc sống, trong học tập, về các thành tựu mới của công nghệ kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kích thích học sinh tự khám phá, tự học.
Một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư duy thuật toán và giải quyết vấn đề có thể được dạy học không nhất thiết phải có máy tính.
Định hướng đánh giá kết quả giáo dục
Theo PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, Chương trình đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh để giải quyết vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh. Chương trình khuyến khích áp dụng các giải pháp đánh giá kết quả học tập tin học chủ yếu sau đây:
Khảo sát, kiểm tra kiến thức, kỹ năng thông qua các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sản phẩm của học sinh (kết quả thực hành, kết quả dự án,...).
Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ ở trường mà cả ở nhà và ngoài xã hội.
Ứng dụng trang thiết bị của kỹ thuật số, đa phương tiện để tổ chức các buổi trình bày sản phẩm do học sinh làm ra một cách hấp dẫn. Khuyến khích trao đổi thảo luận giữa học sinh với nhau hoặc với giáo viên. Qua những hoạt động của học sinh, giáo viên có thêm một thước đo chính xác, khách quan hơn.
Bám sát năm nhóm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung Khoa học máy tính (CS), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Học vấn số hóa phổ dụng (DL) để đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục tin học.
Một vài lưu ý trong điều kiện thực hiện chương trình
Về lựa chọn phần cứng và phần mềm: Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư để phòng máy tính được kết nối mạng và Internet. Các trường có điều kiện nên trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật số hiện đại như máy ảnh số, máy tính bảng, thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, robot giáo dục,...).
Về phần mềm mã nguồn đóng và mã nguồn mở: Đối với hệ điều hành, bộ công cụ văn phòng và các phần mềm khác: chương trình chỉ yêu cầu mức độ cần đạt mà không xác định bắt buộc sử dụng phần mềm cụ thể nào; không phân biệt là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Khuyến khích lựa chọn các phiên bản mới, thông dụng và miễn phí;
Các phần mềm học tập, vui chơi giải trí: chương trình có các nội dung yêu cầu phải sử dụng các loại phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, giải trí với các yêu cầu cần đạt tương ứng. Khuyến khích giáo viên, tác giả sách giáo khoa chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số trên Intenet.
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm đưa đề xuất yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị cần có để đảm bảo việc dạy và học theo chương trình môn Tin học như sau:
Số lượng máy tính: Ở tiểu học, tối thiểu 1 máy tính/3 học sinh. Ở trung học cơ sở: tối thiểu 1 máy tính/2 học sinh. Ở trung học phổ thông: tối thiểu 1 máy tính/1 học sinh
Cấu hình máy tính: Phải đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng. Các máy tính phải được kết nối mạng LAN và Internet, có trang bị những thiết bị phục vụ thực hành như loa, tai nghe, micro, camera.
Các máy tính cần được cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thuộc loại có bản quyền, mã nguồn mở hoặc miễn phí.
Các thiết bị khác: Thiết bị mạng bao gồm Switch, Modem, Router, Access Point, cáp mạng, kìm bấm cáp; dùng để kết nối mạng LAN và Internet cho các máy tính, phục vụ học sinh thực hành các bài học về thiết bị số và thiết kế mạng; máy chiếu và màn hình.
Trong giờ học chuyên đề về robot, cần có ít nhất 1 robot giáo dục/mỗi nhóm 8 học sinh.
Phòng thực hành phải có đủ diện tích để sắp xếp thiết bị; có máy tính, máy chiếu, màn hình, máy in; có máy tính dùng làm server để lưu trữ các học liệu điện tử, cài đặt các phần mềm quản lý học tập, phần mềm quản lý nhà trường và phần mềm tường lửa; có nội quy phòng thực hành,…
Theo gdtd.vn
Bảy chủ đề lớn xuyên suốt chương trình môn Tin học
ảnh minh họa
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm - Tổng Chủ biên chương trình môn Tin học - như vậy về nội dung giáo dục môn Tin học trong chương trình phổ thông mới.
Ba mạch kiến thức hòa quyện
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm cho biết: Môn Tin học cung cấp cho học sinh ba mạch tri thức có quan hệ qua lại chặt chẽ và hoà quyện với nhau: Khoa học máy tính (CS), Công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) và Học vấn số hoá phổ thông (DL)
Giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong và trao đổi thông tin.
Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.
Ở THCS, học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và sinh hoạt; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kỹ thuật số; học tổ chức lưu trữ, quản lý, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Nội dung môn Tin học được tổ chức từ các chủ đề bắt buộc và chủ đề tuỳ chọn theo định hướng Tin học ứng dụng hoặc theo định hướng Khoa học máy tính.
Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng mục đích sử dụng máy tính và hệ thống máy tính để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, góp phần phát triển năng lực thích ứng và năng lực phát triển các dịch vụ kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người trong xã hội số hoá.
Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy tin học, năng lực tìm tòi khám phá, năng lực phát triển phần mềm và dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống máy tính.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm, học sinh có thể chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm) tùy theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp.
Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng Tin học, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu để làm ra sản phẩm thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm tăng cường kiến thức về thiết kế thuật toán và ứng dụng của một số mô hình tổ chức dữ liệu, đồng thời đem đến cơ hội thực hành tạo trang web và lập trình điều khiển robot cho học sinh.
Định hướng về phương pháp giáo dục
Việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. PGS.TS Hồ Sĩ Đàm định hướng về mặt phương pháp dạy học trong môn tin học bao gồm:
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để truyền thụ ba mạch kiến thức kiến thức cốt lõi: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ thông nhằm phát triển năng lực tin học cho học sinh.
Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường.
Khai thác phần cứng, phần mềm, nguồn tài liệu, học liệu có trên Internet và các thiết bị kỹ thuật số để dạy học. Ngoài ra cần khai thác các nội dung đọc thêm về lịch sử vấn đề, về ứng dụng kiến thức bài học trong cuộc sống, trong học tập, về các thành tựu mới của công nghệ kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kích thích học sinh tự khám phá, tự học.
Một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư duy thuật toán và giải quyết vấn đề có thể được dạy học không nhất thiết phải có máy tính.
Định hướng đánh giá kết quả giáo dục
Theo PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, Chương trình đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh để giải quyết vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh. Chương trình khuyến khích áp dụng các giải pháp đánh giá kết quả học tập tin học chủ yếu sau đây:
Khảo sát, kiểm tra kiến thức, kỹ năng thông qua các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sản phẩm của học sinh (kết quả thực hành, kết quả dự án,...).
Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ ở trường mà cả ở nhà và ngoài xã hội.
Ứng dụng trang thiết bị của kỹ thuật số, đa phương tiện để tổ chức các buổi trình bày sản phẩm do học sinh làm ra một cách hấp dẫn. Khuyến khích trao đổi thảo luận giữa học sinh với nhau hoặc với giáo viên. Qua những hoạt động của học sinh, giáo viên có thêm một thước đo chính xác, khách quan hơn.
Bám sát năm nhóm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung Khoa học máy tính (CS), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Học vấn số hóa phổ dụng (DL) để đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục tin học.
Một vài lưu ý trong điều kiện thực hiện chương trình
Về lựa chọn phần cứng và phần mềm: Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư để phòng máy tính được kết nối mạng và Internet. Các trường có điều kiện nên trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật số hiện đại như máy ảnh số, máy tính bảng, thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, robot giáo dục,...).
Về phần mềm mã nguồn đóng và mã nguồn mở: Đối với hệ điều hành, bộ công cụ văn phòng và các phần mềm khác: chương trình chỉ yêu cầu mức độ cần đạt mà không xác định bắt buộc sử dụng phần mềm cụ thể nào; không phân biệt là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Khuyến khích lựa chọn các phiên bản mới, thông dụng và miễn phí;
Các phần mềm học tập, vui chơi giải trí: chương trình có các nội dung yêu cầu phải sử dụng các loại phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, giải trí với các yêu cầu cần đạt tương ứng. Khuyến khích giáo viên, tác giả sách giáo khoa chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số trên Intenet.
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm đưa đề xuất yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị cần có để đảm bảo việc dạy và học theo chương trình môn Tin học như sau:
Số lượng máy tính: Ở tiểu học, tối thiểu 1 máy tính/3 học sinh. Ở trung học cơ sở: tối thiểu 1 máy tính/2 học sinh. Ở trung học phổ thông: tối thiểu 1 máy tính/1 học sinh
Cấu hình máy tính: Phải đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng. Các máy tính phải được kết nối mạng LAN và Internet, có trang bị những thiết bị phục vụ thực hành như loa, tai nghe, micro, camera.
Các máy tính cần được cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thuộc loại có bản quyền, mã nguồn mở hoặc miễn phí.
Các thiết bị khác: Thiết bị mạng bao gồm Switch, Modem, Router, Access Point, cáp mạng, kìm bấm cáp; dùng để kết nối mạng LAN và Internet cho các máy tính, phục vụ học sinh thực hành các bài học về thiết bị số và thiết kế mạng; máy chiếu và màn hình.
Trong giờ học chuyên đề về robot, cần có ít nhất 1 robot giáo dục/mỗi nhóm 8 học sinh.
Phòng thực hành phải có đủ diện tích để sắp xếp thiết bị; có máy tính, máy chiếu, màn hình, máy in; có máy tính dùng làm server để lưu trữ các học liệu điện tử, cài đặt các phần mềm quản lý học tập, phần mềm quản lý nhà trường và phần mềm tường lửa; có nội quy phòng thực hành,…
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2040864#ixzz54zeglP3f
http://www.xaluan.com/raovat
Không có nhận xét nào