Hướng dẫn xây dựng chủ đề dạy học (Theo Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT ngày 08-10-2014)
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
(Theo Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD và ĐT ngày 08-10-2014)
1. Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
4. Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung
|
Tiêu chí
|
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học
|
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
|
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
| |
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
| |
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
| |
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh
|
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyểngiao nhiệm vụ học tập.
|
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
| |
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
| |
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
| |
3. Hoạt động của học sinh
|
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
|
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
| |
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| |
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
|
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề:…………………………………
Số tiết: …………………………………….
A. PHẦN CHUNG
I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề)
+ Xác định mục tiêu theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của các nội dung trong chủ đề.
+ Xác định mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khi dạy chủ đề
+ Xác định mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản ….kinh doanh trong nhà trường ( nội dung tích hợp được trình bày phù hợp với đặc trưng và yêu cầu riêng của bộ môn)
Trình bày cô đọng các mục tiêu theo dàn ý sau:
1. Kiến thức: ……………………………………………………………………….
2. Kỹ năng: …………………………………………………………………………
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
3. Năng lực cần phát triển
- Khái quát năng lực cần phát triển chung cho cả chủ đề
Lưu ý: 1. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng bộ môn cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
2. Trong số các năng lực cần phát triển đó, GV sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.
II. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển
Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũ
|
Tên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mới
|
Cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đề
|
Nội dung liên môn
|
Nội dung Tích hợp (Môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản …
|
Định hướng các
năng lực cần
phát triển cho HS
|
Tiết thứ
( Thứ tự tiết trong PPCT)
|
Ghi chú
(Điều chỉnh)
|
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
|
Tiết 1: ………
|
I.
II.
III.
|
|
-Nêu cụ thể tích hợp nội dung gì?
|
| ||
Tiết 2 …..
|
I.
II.
III.
|
|
B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT
1.Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc nhiều tiết (bài có nhiều nội dung – soạn riêng từng tiết) GV thiết kế hoạt động dạy họctương tự hoạt động dạy học trong các giáo như hiện nay bao gồm:
TIẾT 1 (của chuyên đề)Tên bài ……..
I.Mục tiêu: ( mục tiêu cụ thể đặt ra cho học sinh trong 1 tiết dạy, tương tự phần mục tiêu chung)
1. Kiến thức: ……………………………………………………………………….
2. Kỹ năng: …………………………………………………………………………
3. Năng lực cần phát triển
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động dạy
Thời lượng
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
|
NỘI DUNG
|
Hoạt động 1: Nội dung 1
…………………………
|
-Mục tiêu của hoạt động 1
…………………………….
|
I. Nội dung 1: ………………….
| |
Hoạt động 2: Nội dung 2
…………………………
|
Mục tiêu của hoạt động 2
…………………………….
|
II. Nội dung 2: ………………….
| |
Hoạt động 3: Nội dung 3
…………………………
|
Mục tiêu của hoạt động 3
…………………………….
|
III. Nội dung 3: ………………….
| |
…………………………..
|
…………………………….
|
……………………..
|
2. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan…), phần này GV có thể thiết kế như sau:
TL
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
|
NỘI DUNG
|
Hoạt động 1: Nội dung 1
(bài 1)
…………………………….
|
…………………………….
|
I. Nội dung 1: ………………….
| |
Hoạt động 2: Nội dung 2
(bài 2)
……………………………
|
…………………………….
|
II. Nội dung 2: ………………….
| |
Hoạt động 3: Nội dung 3
(bài 3)
|
…………………………….
|
III. Nội dung 3: ………………….
| |
…………………………..
|
…………………………….
|
……………………..
|
Lưu ý về thời gian dạy dạng chủ đề 2
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành 1 chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Lưu ý:
1. Căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng.
2. Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).
3. Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.
4. Giáo viên cũng có xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá mục tiêu sau mỗi hoạt động hoặc sau tiết dạy của chủ đề ( dành 5-10 phút)
- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của phần IV này. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng ma trận đề.
CHÚ Ý:
- Các tiết 2, 3…còn lại của chuyên đề soạn tương tự như tiết 1
- Đây là mẫu hướng dẫn, có một số câu, đoạn khi thực hiện GV có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Theo http://thcsdantien.thainguyen.edu.vn/chuyen-muc/huong-dan-xay-dung-chu-de-day-hoc-theo-cong-van-so-5555bgddt-gdtrh-cua-bo-gd-va-c3548-211381.aspx
loading...
Không có nhận xét nào