Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
UBND TỈNH AN GIANG
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 03 /HD-SGDĐT
|
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
An Giang, ngày 02 tháng 3 năm 2018
|
HƯỚNG DẪN
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Thực hiện Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2107của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; Sở
GDĐT hướng dẫn các phòng GDĐT; trường trung học phổ
thông (THPT), trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm giáo dục nghề
nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), các trường Trung cấp nghề có hệ
GDTX (sau đây gọi là chung là nhà trường) thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Thực hiện
có hiệu quả việc xây dựng chương trình nhà trường
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, chuẩn
kiến thức kỹ năng chương trình môn học của Bộ GDĐT, điều kiện cơ sở vật chất
nhà trường, đối tượng học sinh đang giảng dạy, khung thời gian cho mỗi năm học…Trưởng
phòng, hiệu trưởng, giám đốc các trung tâm (gọi chung là hiệu trưởng) chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên chủ
động, linh hoạt trong việc thiết kế chương trình nhà trường trên nguyên tắc đảm
bảo tính khoa học, tính liên thông của các môn học, sao cho mỗi tiết dạy, chủ đề
dạy học, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục và
các phương pháp dạy học tích cực, đem lại hiệu quả cho công tác dạy và học theo
định hướng phát huy các phẩm chất và năng lực của học sinh. Trong quá trình xây
dựng chương trình nhà trường, nhất thiết tất cả các giáo viên cùng tham gia nhằm
mục đích mỗi giáo viên có thể tự thiết kế chương trình cho lớp học mình đang giảng
dạy.
Chương trình nhà trường được hiệu trưởng phê duyệt làm căn cứ để tổ chức thực hiện
và thanh tra, kiểm tra. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cấp trên phải dựa
vào chương trình của nhà trường.
2. Đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nâng cao kỹ thuật dạy học của mỗi
giáo viên
- Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học có hiệu quả:
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt tổ đảm
bảo 2 lần/tháng, theo đó dành nhiều thời gian cho sinh hoạt tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học. Tổ chuyên môn phải xây dựng được ít nhất 02 chủ đề dạy
học/học kỳ, hoặc xây dựng thiết kế bài học theo định hướng hướng dẫn học sinh tự
học. Các chủ đề dạy học, bài học đã hoàn thiện được xem như tài liệu chuyên môn
riêng của tổ chuyên môn trong nhà trường để được sử dụng trong những năm học kế
tiếp.
- Giáo viên tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao kỹ thuật dạy học:
Giáo viên thiết kế các bài học từng bước theo định hướng
thiết kế chuỗi các hoạt động học trong đó chú trọng đến cách giao nhiệm vụ của
thầy, khả năng thực hiện nhiệm vụ học của trò, cuối cùng phải là sự nhận thức
đúng về kiến thức của tất cả các học sinh.
Trong mỗi tiết dạy, giáo viên tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy và nâng cao các kỹ thuật dạy học cho mỗi cá nhân. Mỗi giáo viên
phải rèn luyện nâng cao các khả năng nghiệp vụ cần thiết như: Khả năng sử dụng
công nghệ thông tin một cách linh hoạt; khả năng xử lý tình huống; khả năng tập
dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề gặp phải trong
học tập, trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội; khả năng tổ chức,
điều khiển có hiệu quả các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (nhóm nhỏ 2 học
sinh), tránh tổ chức hoạt động nhóm một cách hình thức.
Tiết dạy có dự giờ đánh giá phải bám sát mẫu phiếu dự
giờ mới, theo đó về mặt hình thức tiết dạy được xem là tốt nếu “Giáo viên nói
ít hơn, học sinh hoạt động tự học, tự đọc, trao đổi bài học nhiều hơn”. Khuyến
khích xây dựng các hoạt động dạy và học ngoài lớp học.
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực linh hoạt, không
máy móc rập khuôn; trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể của nhận thức,
giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động học tập của học
sinh thông qua các tài liệu, học liệu. Quá trình dạy học bao gồm các mối tương
tác giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
- Đa dạng hóa hình thức học tập, chú ý các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các
hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, bài
giảng dạng e-learning, sử dụng có hiệu quả
trang mạng xã hội, hướng cho học sinh khai thác tốt và sử dụng có văn hóa trên
nền tảng các trang mạng xã hội này.
3. Đổi mới về
công tác kiểm tra đánh giá
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, từng bước chuyển dần sang mục
tiêu đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Trong đánh giá thường xuyên cần đa dạng hóa các hình
thức kiểm tra đánh giá, đánh giá thông qua việc quan sát các hoạt động trên lớp,
thông qua việc giao các nhiệm vụ trong dự án học tập, đánh giá qua bài thuyết
trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, bài báo cáo, kết quả thực hành thí
nghiệm, đánh giá thông qua các hoạt động giáo dục tập thể, các hoạt động ngoài
lớp học,…
Trong đánh giá kết quả định kỳ của học sinh, nhà trường
phải xây dựng ma trận đề kiểm tra theo bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao. Kết hợp tốt giữa hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận một
cách linh hoạt theo từng môn học cụ thể.
Công tác kiểm tra đánh giá phải tạo được động lực cho
học sinh tự học, tự rèn luyện học tập của mỗi cá nhân học sinh. Cần chuyển từ
kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang khả năng tự học, năng lực sáng tạo, khả
năng hợp tác, diễn thuyết, trình bày… Đánh giá vì sự
tiến bộ của học sinh, khuyến khích sự hứng thú học tập và phát huy năng khiếu của
mỗi cá nhân học sinh, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học
sinh.
Hiệu trưởng nhà trường cần khuyến khích, động viên
giáo viên sử dụng các phần mềm trong quản lý điểm số học sinh. Khi sử dụng phần
mềm quản lý điểm số cần quan tâm đến công tác lưu trữ thường xuyên trên máy
tính, đến cuối kỳ hay cuối năm học phải in ra giấy để lưu trữ trong đó ở các trang
in cần có chữ ký xác nhận điểm số của giáo viên bộ môn; bảng kiểm diện, bảng tổng
hợp cuối kỳ của giáo viên chủ nhiệm; xác nhận bảng điểm tổng hợp cuối kỳ, cuối
năm của hiệu trưởng nhà trường, ở mỗi trang in đều phải đóng dấu
trường. Các trang in được đóng quyển cẩn thận để lưu trữ được lâu dài.
4. Tăng cường
chỉ đạo quản lý dạy học và các hoạt động giáo dục
Hiệu trưởng nhà trường tăng cường chỉ đạo cho các tổ
chuyên môn, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo
đúng các quy định, chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao các kỹ thuật dạy học một cách cụ thể nhằm chuẩn
bị đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong
thời gian sắp đến.
Trong công tác dự giờ đánh giá tiết dạy, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo người đánh giá tiết
dạy bám sát với phiếu dự giờ mới (Công văn số 56 /HD-SGDĐT ngày 22 tháng 10
năm 2015 ). Trong công tác quản lý
hoạt động dạy học cần biểu dương khen thưởng những tập thể các nhân thực hiện tốt,
đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện
chương trình: dạy thêm, học thêm, kiểm tra, đánh giá.
Trên đây là hướng dẫn về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Yêu cầu trưởng
phòng GDĐT và hiệu trưởng các nhà trường
triển khai nghiêm túc hướng dẫn này từ học kỳ II, năm học 2017-2018. Báo cáo
kết quả thực hiện lồng ghép vào báo cáo sơ kết, tổng kết năm học của đơn vị./.
Nơi nhận:
|
KT. GIÁM ĐỐC
|
- Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Vụ GDTrH)
- UBND tỉnh;
- Ban Giám đốc Sở;
- Các phòng ban
thuộc Sở;
- Các Phòng GDĐT, trường THPT, TTGDTX,
TTGDDN-GDTX, trường TC nghề;
- Website Sở GDĐT;
- Lưu: VT, GDTrH-GDTX.
|
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Tuấn Khanh
|
loading...
Không có nhận xét nào