Hướng dẫn tổ chức, hoạt động coi thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019
HƯỚNG DẪN
Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách
nhiệm
Hội đồng coi thi - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
năm học 2018-2019
Thực hiện Quy chế tuyển sinh của Bộ
GDĐT; tiếp theo công văn số 12/KH-SGDĐT ngày 17/01/2018 của Sở GDĐT ban hành kế
hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019, công văn số 18 /KH-SGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Sở
GDĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trường Phổ thông DTNT THPT năm học
2018-2019 và công văn số 08/HD-SGDĐT ngày 16/4/2018 của Sở GDĐT hướng dẫn công
tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo An
Giang hướng dẫn công tác tổ chức coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019
như sau:
I. HỘI ĐỒNG COI THI
1. Giám đốc Sở GDĐT ra
quyết định thành lập các Hội đồng coi thi để thực hiện các công việc chuẩn bị
và tổ chức coi thi tại đơn vị.
2. Điều kiện: Những người tham gia Hội đồng coi thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách
nhiệm cao; có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn tốt.
b) Nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ liên quan đến
nhiệm vụ làm công tác thi được phân công.
c) Không có người thân dự thi (cha, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị em ruột của vợ hoặc chồng).
d) Không đang trong thời gian bị kỷ luật hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Thành phần Hội đồng coi thi
a) Chủ
tịch Hội đồng coi thi: Lãnh đạo trường phổ thông có năng lực quản lý, trình độ
chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ thi.
b) Phó
Chủ tịch Hội đồng coi thi: lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc thư ký Hội đồng
trường phổ thông có năng lực quản lý, nắm vững nghiệp vụ thi.
c) Thư ký Hội đồng coi thi: tổ trưởng, tổ phó của tổ chuyên môn hoặc thư
ký Hội đồng trường phổ thông, giáo viên của trường phổ thông, nắm vững nghiệp
vụ thi.
d) Giám
thị: giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ, đang dạy tại các
trường phổ thông hoặc trường trung học cơ sở.
đ)
Công an, bảo vệ, y tế và nhân viên phục vụ.
4. Việc cử các thành viên mỗi Hội đồng coi thi phải
bảo đảm
a) Lãnh
đạo Hội đồng coi thi: Chủ tịch; số lượng các Phó Chủ tịch và Thư ký bố trí tùy
theo số phòng thi của Hội đồng coi thi.
b)
Trong mỗi phòng thi phải đủ 2 giám thị; số giám thị ngoài phòng thi được bố trí
tùy điều kiện của Hội đồng; định mức chung mỗi Hội đồng: Số giám thị = số phòng
thi x 2.5.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng coi thi
a)
Nhiệm vụ
- Kiểm
tra toàn bộ cơ sở vật chất, các thủ tục cần thiết, các điều kiện an ninh, trật
tự, phòng cháy, chữa cháy; rà soát đội ngũ lãnh đạo, thư ký và giám thị (về số
lượng, chất lượng) của Hội đồng coi thi, đảm bảo cho kỳ thi được tiến hành an
toàn, nghiêm túc.
- Tiếp
nhận và bảo quản an toàn đề thi, tổ chức coi thi và thực hiện các công việc đảm
bảo cho công tác coi thi.
- Thu
và bảo quản bài thi, không để thất lạc, mất bài thi, tờ giấy thi; lập các biên
bản, hồ sơ theo quy định; bàn giao toàn bộ bài thi, các biên bản và hồ sơ coi
thi cho Sở GDĐT.
- Kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế thi của các thành viên trong Hội đồng coi
thi và thí sinh.
- Quản lý kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành.
b)
Quyền hạn
- Từ
chối tiếp nhận nơi đặt địa điểm thi của Hội đồng coi thi, trình Ban Tuyển sinh
10 của tỉnh xem xét giải quyết nếu thấy không đủ các điều kiện về cơ sở vật
chất, các điều kiện an toàn cho công tác coi thi.
- Từ
chối tiếp nhận đề thi nếu phát hiện thấy dấu hiệu không đảm bảo bí mật của đề
thi và báo cáo Ban Tuyển sinh10 của tỉnh, xin chủ trương giải quyết.
- Tuỳ
theo mức độ sai phạm, áp dụng kỷ luật từ khiển trách đến đình chỉ thi đối với
thí sinh vi phạm Quy chế thi.
- Tuỳ theo mức độ vi phạm Quy chế thi, thực hiện
việc nhắc nhở đến đình chỉ nhiệm vụ đối với giám thị và các nhân viên tham gia công
tác thi hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền có hình thức kỷ luật đối với các
giám thị và nhân viên vi phạm Quy chế thi.
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
coi thi
a) Chủ
tịch Hội đồng coi thi
- Điều
hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của Hội đồng coi thi.
- Tổ
chức cho các thành viên của Hội đồng coi thi và thí sinh học tập Quy chế, nắm
vững và thực hiện các qui định của kỳ thi.
- Có phương án bốc thăm để
phân công giám thị phòng thi đảm bảo tính khách quan.
- Xem
xét, quyết định hoặc đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với những người vi
phạm Quy chế thi và các qui định của kỳ thi.
- Trực
tiếp báo cáo và tổ chức thực hiện các phương án xử lý khi xảy ra những trường
hợp đặc biệt sau khi tham khảo ý kiến các thành viên trong Hội đồng coi thi.
- Bàn
giao toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi đã niêm phong cho Hội đồng chấm thi.
b) Phó
Chủ tịch Hội đồng coi thi: giúp Chủ tịch Hội đồng coi thi trong công tác điều
hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng coi thi về phần việc được phân
công.
c) Thư
ký Hội đồng coi thi: giúp Chủ tịch Hội đồng coi thi soạn thảo các văn bản, lập
các bảng biểu cần thiết, ghi biên bản các cuộc họp và biên bản tường thuật quá
trình làm việc của Hội đồng coi thi; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch
Hội đồng coi thi phân công.
d)
Giám thị
- Giám thị trong phòng
thi:
+ Tổ chức, hướng dẫn
và kiểm tra, giám sát thí sinh trong phòng thi thực hiện đúng Quy chế, nội quy
thi.
+ Nhận đề thi từ Chủ
tịch Hội đồng coi thi và phát đề thi cho thí sinh tại phòng thi; ký tên vào
giấy nháp và giấy làm bài của thí sinh.
+ Niêm phong và bàn
giao đề thi thừa cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng
coi thi uỷ quyền tại phòng thi.
+ Thu bài làm của thí
sinh, kiểm tra đủ số bài, số tờ của từng bài, sắp xếp bài thi theo tép, mỗi tép
5 bài thi, sắp xếp theo thứ tự số báo danh nhỏ bên ngoài, lớn bên trong; cho
vào túi và nộp đầy đủ cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch
Hội đồng coi thi uỷ quyền.
+ Lập biên bản và đề nghị xử lý kỷ luật những
thí sinh vi phạm Quy chế thi.
- Giám
thị ngoài phòng thi:
+ Theo
dõi, giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi thực hiện Quy chế thi tại khu
vực được Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công.
+ Thực
hiện một số công việc cần thiết phục vụ nhiệm vụ coi thi do Chủ tịch Hội đồng
coi thi phân công.
đ)
Công an, bảo vệ, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ kỳ thi
- Công
an, bảo vệ, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng coi
thi trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về phần việc được phân công nhằm bảo
đảm cho kỳ thi tiến hành được nghiêm túc, an toàn.
- Công
an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi không được vào khu vực phòng thi, kể cả
hành lang phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp được Chủ tịch Hội
đồng coi thi cho phép.
7. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng coi thi: tất cả mọi người tham gia tổ chức thi đều phải được học tập, nắm
vững Qui định về kỳ thi; tuyệt đối không được mang theo và sử dụng các phương
tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn
ra.
II. PHÒNG THI:
Cửa vào phòng thi phải niêm
yết:
a) Bảng ghi tên ghi điểm thi.
b) Quy định về vật dụng được mang vào phòng thi.
c) Trách nhiệm của thí sinh (nội quy thi).
III. CÁC VẬT DỤNG ĐƯỢC MANG VÀO
PHÒNG THI
Thí sinh chỉ được mang
vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ
túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản, Atlat Địa lí
Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành,
không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì), các loại máy ghi âm và
ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không
nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ
khác.
Thí sinh mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng
trái với qui định trên hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị
truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm
bài thi bị đình
chỉ thi và huỷ kết quả của cả kỳ thi.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH
1. Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy
định, chấp hành hiệu lệnh của Hội đồng coi thi và hướng dẫn của giám thị. Thí
sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được
dự thi.
2. Xuất trình thẻ dự thi hoặc giấy chứng minh
nhân dân cho giám thị khi gọi đến tên và số báo danh của mình. Giám thị cho
phép mới được vào phòng thi; ngồi đúng chỗ ghi số báo danh trong phòng thi.
3. Khi nhận đề thi, phải kiểm soát kỹ số trang
và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng,
nhoè, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi
phát đề.
4. Không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có
những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu
phải giơ tay để báo cáo giám thị. Khi được phép nói, thí sinh đứng báo cáo rõ
với giám thị ý kiến của mình.
5. Phải viết bài thi rõ
ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì
(trừ vẽ đường tròn bằng com pa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm); chỉ
được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng
thước gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bất kỳ cách gì.
6. Từng môn thi, ký tên vào bảng ghi tên dự thi.
7. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng
viết ngay.
8. Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi
đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp
giấy thi. Không nộp giấy nháp.
9. Đối với môn thi tự luận, thí sinh có thể được
ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi; trước khi ra
khỏi phòng thi phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp.
10. Trong trường hợp đặc biệt, chỉ được ra khỏi
phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát
của giám thị ngoài phòng thi hoặc cán bộ của Hội đồng coi thi do
Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công.
11. Khi có sự việc bất thường xảy ra,
phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giám thị.
V. CÔNG VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG COI THI
1. Chủ tịch Hội đồng coi thi, Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi, Thư ký Hội đồng
coi thi cùng Thanh tra có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi (ngày
31/5/2018) và thực hiện các công việc
sau:
a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi, tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vật
chất và các phương tiện để tổ chức kỳ thi.
b) Tiếp nhận hồ sơ thi, niêm yết danh sách thí sinh dự thi.
c) Giải quyết những công việc cần thiết của kỳ thi, thống nhất những quy
định về hiệu lệnh, phương pháp tiến hành kỳ thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên của Hội đồng coi thi; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được qui
định ở phần trên.
2. Các giám thị trong Hội đồng coi thi có mặt tại địa
điểm thi trước ngày thi ít nhất 01 ngày để họp Hội đồng coi thi, nghiên cứu Qui chế, các văn bản, quy định có liên quan đến kỳ thi, kiểm tra hồ sơ thi,
kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thi và làm một số phần việc của Hội
đồng coi thi.
3. Trước khi tiến hành buổi thi
đầu tiên, Hội đồng coi thi phải tập trung toàn bộ thí sinh và toàn thể Hội đồng
coi thi để tổ chức khai mạc kỳ thi. Từ môn thi thứ 2, trước mỗi môn thi phải
họp Hội đồng coi thi để rút kinh nghiệm coi thi môn trước, phổ biến những việc
cần làm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
4. Bảo quản đề thi, bài thi
Sau khi nhận đề thi,
Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm về việc bảo quản đề thi chưa sử
dụng.
a) Giám thị trong phòng thi phải bảo quản đề thi
và bàn giao đề thi thừa cho Thư ký Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch
Hội đồng phân công thu đề thi thừa tại phòng thi. Chủ tịch
Hội đồng coi thi phải tổ chức niêm phong tất cả các đề thi thừa đúng qui định.
Sau mỗi buổi thi, Hội đồng coi thi phải niêm phong ngay bài thi
theo từng môn thi trước tập thể
Hội đồng coi thi.
b) Phòng chứa đề thi,
bài thi đảm bảo chắc chắn, an toàn. Túi đề thi, bài thi và hồ sơ coi thi để
trong tủ phải được khoá và niêm phong. Chủ tịch Hội đồng coi thi và công an PA83
trực bảo vệ 24 giờ/ngày.
c) Khi niêm phong, mở
niêm phong tủ đựng đề thi, mở bì đựng đề thi phải lập biên bản.
5. Niêm phong bài thi, hồ
sơ thi
a) Gói bài thi: Ngay sau khi việc giao nhận và kiểm đếm bài thi hoàn tất, Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi
thi ủy quyền trực tiếp gói và niêm phong toàn bộ bài thi theo từng môn của
buổi thi đó. Gói bài thi được dán nhãn (theo mẫu) và chữ ký niêm của: 2 đại
diện giám thị, 1 thư ký và Chủ tịch
Hội đồng coi thi.
b) Túi hồ sơ gồm: bảng ghi tên ghi điểm đã có chữ ký của các thí sinh dự thi, 01 phiếu thu
bài thi theo phòng thi của mỗi môn thi, các loại biên bản lập tại phòng thi và
biên bản của Hội đồng coi thi; các đề thừa đã niêm phong. Bên ngoài túi hồ sơ có
chữ ký vào mép giấy niêm phong của 02 đại diện giám thị, thư ký và Chủ tịch Hội
đồng coi thi.
c) Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm bảo quản đề thi, bài thi, hồ
sơ thi và bàn giao trực tiếp toàn bộ bài thi và hồ sơ thi của Hội đồng coi thi
cho Sở GDĐT.
6. Sau khi thi xong môn cuối cùng,
Hội đồng coi thi họp:
a) Nhận xét đánh giá việc tổ chức kỳ thi.
b) Đề nghị khen thưởng, kỷ luật.
c) Chứng kiến và ký xác nhận việc niêm phong bài thi, các hồ sơ thi của kỳ
thi, ký vào biên bản tổng kết Hội đồng coi thi.
Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan thực
hiện tốt nội dung hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn phát
sinh phải báo cáo Sở GDĐT để được hướng dẫn giải quyết./.
Không có nhận xét nào