Đóng học phí bằng rác

Được mệnh danh "Người Rác" ở Campuchia đã tạo ra những ngôi trường từ rác thải, học sinh đóng học phí bằng rác thải để được học vi tính, ngôn ngữ miễn phí.

Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 1.
Đây là ngôi trường có tên gọi thân thương Trường Dừa (Coconut School), được xây bằng hầu hết rác thải tái chế và là sản phẩm trí tuệ của Ouk Vanday - được mệnh danh "Người Rác" ở Campuchia
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 2.
Trường Dừa nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 115 km về phía Tây, hiện có khoảng 65 học sinh theo học
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 3.
Để có thể theo học các lớp vi tính, toán hay ngôn ngữ... học sinh nơi đây phải đóng học phí bằng rác thải. Những đứa trẻ nghèo khó không phải đi ăn xin nữa mà làm việc để có 1 nơi học tập tử tế vì với mức học phí các trường công lập đắt đỏ, chúng không có tiền để chi trả
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 4.
Trường Dừa được thiết kế chủ yếu bằng rác thải do học sinh nhặt được mỗi ngày. Tường của các lớp học trong trường làm từ lốp xe cũ được sơn lại. Hình ảnh quốc kỳ làm từ nắp chai nhiều màu sắc.
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 5.
"Người rác" Vanday dự tính mở rộng lớp học với quy mô khoảng 200 học sinh, dành cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ 1 cơ hội đến trường
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 6.
Toàn bộ trường được thiết kế hoàn toàn bằng rác thải
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 7.
Vanday chia sẻ: "Tôi sử dụng rác thải tái chế để tạo nên những đồ vật trong lớp, từ đó dạy lũ trẻ hiểu giá trị của việc tái sử dụng rác theo cách có ích. Chúng tôi hy vọng chúng sẽ trở thành những nhà hoạt động môi trường mới ở Campuchia, hiểu được cách sử dụng, quản lý và tái chế rác thải."
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 8.
Campuchia hiện có hơn 3,6 triệu tấn rác thải mỗi năm, nhưng chỉ có 11% được tái chế. Hơn 50% bị đốt hoặc vứt ra sông ngòi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 9.
Không phải tiền, học sinh của ngôi trường này được đóng học phí bằng thứ mà chúng ta đang vứt đi mỗi ngày - Ảnh 10.
Đi nhặt rác đóng học phí, đổi lại các em được học vi tính miễn phí hàng ngày
loading...

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.