Thực hiện hoạt động sáng kiến, cải tiến trong năm học 2018-2019

Ngày 29/12/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1729/QĐ-SGDĐT về  quy chế hoạt động sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật  hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong ngành GDĐT tỉnh An Giang.
Trong năm học 2017-2018, ngành Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện quy chế này một cách thuận lợi, đảm bảo hoạt động sáng kiến, cải tiến của ngành được nâng cao chất lượng cũng như phục vụ tốt cho công tác thi đua, khen thưởng.
 Do vậy, năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động sáng kiến, cải tiến theo tinh thần của Quyết định số 1729/QĐ-SGDĐT.
Để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động sáng kiến, cải tiến của ngành tiếp tục đạt hiệu quả, vừa bảo đảm quyền lợi, động viên sự sáng tạo cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành, vừa đúng quy định trong công tác thi đua, khen thưởng, yêu cầu lãnh đạo các phòng thuộc Sở, trưởng phòng GDĐT các huyện, thị, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động sáng kiến, cải tiến năm học 2018-2019 đúng theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1729/QĐ-SGDĐT./.

QUY CHẾ

Về hoạt động sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong ngành GDĐT tỉnh An Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định  số 1729/ QĐ-SGDĐT ngày  29  tháng 12  năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang)
 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét duyệt và công nhận sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý,  tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (sau đây gọi chung là sáng kiến) trong ngành GDĐT tỉnh An Giang.
Điều 2. Đối tượng được công nhận là sáng kiến
1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm làm mới hoặc cải tiến khi giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:
a) Sản phẩm, dưới các dạng vật thể (ví dụ : dụng cụ, thiết bị, linh kiện, sản phẩm công nghệ thông tin, ĐDDH tự làm đạt giải cấp tỉnh trở lên (đối với cá nhân của đơn vị trực thuộc Sở GDĐT); đạt giải cấp huyện trở lên (đối với cá nhân của đơn vị trực thuộc Phòng GDĐT).
b) Quy trình (ví dụ: quy trình ứng dụng công nghệ; quy trình thanh, kiểm tra, xử lý; quy trình tổ chức hoạt động giáo dục; quy trình sử dụng, bảo quản thiết bị, sáng tạo đồ dùng dạy học; quy trình cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng dạy và học…).
2. Giải pháp quản lý là cải tiến cách thức tổ chức, điều hành công việc mang lại hiệu quả vượt trội, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến hoạt động cá nhân phụ trách, trong đó có:
a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu, ứng dụng phần mềm trong quản lý);
b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm làm mới, cải tiến các phương pháp thực hiện thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến hoạt động cá nhân phụ trách, trong đó có :
a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);
b) Phương pháp tham mưu xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật được Giám đốc Sở phân công và đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
c) Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện.
d) Giải pháp có hiệu quả khi tham gia các kỳ thi, hội thi; trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy học sinh tham gia các kỳ thi, hội thi đạt giải cấp tỉnh trở lên (đối với cá nhân của đơn vị trực thuộc Sở GDĐT); đạt giải cấp huyện trở lên (đối với cá nhân của đơn vị trực thuộc Phòng GDĐT), không tính giải khuyến khích (Sở GDĐT có hướng dẫn cụ thể các kỳ thi, hội thi theo từng năm học).
đ) Đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng khoa học cấp tỉnh ( do Sở KHCN chủ trì) đã được nghiệm thu và công nhận.
4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
a) Phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn một cách sáng tạo;
b) Các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt kết quả;
c) Có bài viết về nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành Trung ương hoặc nước ngoài; bài viết về chuyên môn, nghiệp vụ có tính mới, sáng tạo đã đăng trên Thông tin giáo dục trong năm học của ngành, được Ban biên tập đề nghị công nhận;
d) Dạy minh họa chuyên đề, nghiên cứu biên soạn tài liệu báo cáo chuyên đề khoa học mới (không phải chuyên đề tiếp thu, biên soạn, báo cáo lại) được Sở GDĐT, Phòng GDĐT có quyết định phân công.
Điều 3. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
1. Giải pháp mà việc công bố, áp dụng trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội.
2. Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
3. Các giải pháp quy định tại Điều 2 chỉ áp dụng cho một đối tượng phụ trách chính do thủ trưởng đơn vị xác nhận, không áp dụng cho nhiều đối tượng trên cùng một sáng kiến.
Chương II
XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 4. Tiêu chí xét duyệt, công nhận sáng kiến:
   1. Tính mới: Một sáng kiến có tính mới nếu sáng kiến đó đạt các tiêu chí sau:
- Những cải tiến, đổi mới từ những giải pháp đã có từ trước mang lại hiệu quả cao hơn, ứng dụng sâu rộng hơn; làm mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đem lại hiệu quả cao…    
   - Không trùng hơn 80% so với những nội dung sáng kiến đã được công nhận trước đó.
   - Chưa được quy định thành những biện pháp, quy trình thực hiện bắt buộc.
   - Chưa được giới thiệu bằng văn bản, chưa được phổ biến trên các phương tiện thông tin tới mức căn cứ vào đó có thể áp dụng ngay được.
- Không trùng với các sáng kiến, giải pháp, đề xuất của người khác đã, đang áp dụng thử; không trùng với giải pháp của công trình khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ đã được công bố.   
   2. Tính khả thi: Một sáng kiến có tính khả thi nếu sáng kiến đó đạt các tiêu chí sau:
- Dễ chế tạo, dễ sử dụng, dễ áp dụng.
- Đã được áp dụng ở cơ quan, đơn vị được công nhận có kết quả tốt.
   - Phù hợp với điều kiện thực hiện của đơn vị tại thời điểm đăng ký.
   - Đáp ứng nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị.
   - Có thể thực hiện lặp lại nhiều lần khi có nhu cầu.
   3. Tính hiệu quả : Một sáng kiến có hiệu quả nếu sáng kiến đó đạt ít nhất 1 trong các tiêu chí sau:
   - Tạo ra lợi ích  kinh tế; tăng năng suất lao động;
               - Nâng cao chất lượng giáo dục;
   - Nâng cao hiệu quả quản lý;
   - Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, điều kiện sống; bảo vệ sức khoẻ;
   - Đảm bảo an toàn lao động;
(Các tiêu chí trên cần có thông số, chỉ tiêu, số liệu cụ thể, căn cứ để đánh giá, xác định).
4. Tính ảnh hưởng: Một sáng kiến được đánh giá cao, có tác dụng, hiệu quả giúp cho tổ chức, cá nhân ứng dụng, làm theo ở phạm vi ít nhất 1 trong các tiêu chí sau:
- Phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành, hoặc toàn quốc;
- Phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh, trong khu vực Tây Nam bộ;
- Phạm vi ảnh hưởng trong ngành của tỉnh, hoặc trong huyện thị thành phố thuộc tỉnh An Giang;
- Phạm vi ảnh hưởng trong đơn vị.
Điều 5. Điều kiện xét duyệt, công nhận sáng kiến
1. Sáng kiến được xét duyệt phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4.
2. Đã được áp dụng tại đơn vị và được tập thể công nhận.
   3. Đã được đăng ký vào đầu năm học do thủ trưởng đơn vị theo dõi.
   4. Có đầy đủ hồ sơ đăng ký xét duyệt sáng kiến tại Điều 10 Quy định này.
Điều 6. Việc xét, công nhận sáng kiến
Căn cứ Điều 6, Thông tư 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng:
- “Việc xét, công nhận sáng kiến thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.”
- “ Việc xét, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Điều 7. Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Căn cứ Điều 6, Thông tư 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng:
- “Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.
- “Đ tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua các cấp và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng là đề tài khoa học đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên, được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao, đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- “Đối tượng được công nhận có đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là Chủ nhiệm đề tài và người trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài”.
Điều 8. Hội đồng sáng kiến
- Hội đồng sáng kiến thành lập theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ Sáng kiến gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên thư ký, những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của tổ chức công đoàn và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến. Quyết định của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng.
- Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở: là hội đồng được cấp có thẩm quyền xét công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” ra quyết định thành lập và công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở. (Giám đốc Sở GDĐT đối với các đơn vị trực thuộc Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị, TP đối với các đơn vị trực thuộc phòng GDĐT) (Theo Khoản 3, Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 87/2017/QĐ-UBND ngày12 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Ban hành quy chế Thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh An Giang).
Điều 9. Phân cấp xét duyệt, công nhận sáng kiến, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
1. Xét duyệt, công nhận sáng kiến:
- Các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh, bao gồm các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT, các đơn vị trực thuộc Phòng GDĐT, cơ quan Sở GDĐT; Phòng GDĐT các huyện, thị, thành phố tổ chức xét công nhận sáng kiến (sau đây gọi chung là tại trường) trên cơ sở đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của cá nhân.
- Quy trình thực hiện:
+ Cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) gửi phiếu đăng ký sáng kiến (phụ lục I) và báo cáo kết quả thực hiện (phụ lục II) đến cơ sở (trường học, cơ quan sở, phòng GDĐT) và chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong phiếu đăng ký cũng như báo cáo kết quả;
+ Căn cứ số lượng, nội dung đăng ký sáng kiến, thủ trưởng cơ sở quyết định thành lập Hội đồng sáng kiến (xét công nhận sáng kiến tại trường /cơ quan sở, phòng GDĐT). 
+ Căn cứ kết quả đề nghị của Hội đồng xét công nhận sáng kiến tại trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục ban hành quyết định công nhận sáng kiến (phụ lục IX) cho cá nhân có sáng kiến đạt yêu cầu.
2. Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Căn cứ kết quả đề nghị của Hội đồng xét công nhận sáng kiến tại trường (danh sách sáng kiến loại A tại trường ), thủ trưởng các cơ sở giáo dục lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến (thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 10).
- Hội đồng sáng kiến xét công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở (Hội đồng sáng kiến của Sở GDĐT hoặc UBND huyện,thị, tp) xét duyệt, ban hành quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến cấp cơ sở để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (Chiến sĩ thi đua cơ sở, Bằng khen UBND tỉnh, Bằng khen Bộ GDĐT, Bằng khen Thủ tướng).
- Thủ trưởng các cơ sở giáo dục lập danh sách sáng kiến loại A, B cấp cơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền (Hội đồng sáng kiến tỉnh) xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến cấp tỉnh, toàn quốc để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (Chiến sĩ thi đua tỉnh, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương lao động các loại) .
-  Các trường hợp được xét đặc cách (căn cứ Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 15/4/2011 của UBND tỉnh An Giang ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến  tỉnh An Giang) (không thẩm định lại, chỉ cấp giấy công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở và đề nghị cấp có thẩm quyền xét công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh): Các đề tài khoa học đạt giải tại các hội thi được xét đặc cách công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Đạt giải trong các hội thi quốc tế, khu vực, quốc gia;
+ Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, tỉnh (bộ) được nghiệm thu đánh giá loại khá trở lên, đang được ứng dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt;
+ Đạt giải tại các Hội thi Sáng tạo khoa học cấp tỉnh;
+ Cá nhân được tặng Bằng Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS HCM;
+ Vận động viên thể thao đạt Huy chương vàng Đông Nam Á trở lên.
Điều 10. Thành phần hồ sơ trình cấp có thẩm quyền đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Hồ sơ đối với tác giả thực hiện sáng kiến, bao gồm:
1.1. Phiếu đăng ký sáng kiến (phụ lục I) và báo cáo kết quả thực hiện (phụ lục II)  đến cơ sở (trường học, cơ quan sở, phòng GDĐT);
1.2. Các giấy chứng nhận, hồ sơ liên quan (đối với các trường hợp quy định tại Điều 2, Khoản 1, Điểm a; Khoản 3, Điểm b, d, đ, Khoản 4, Điểm c,d);
1.3. Riêng đối tượng quy định tại Điều 2, Khoản 4, Điểm b thực hiện hồ sơ quy định tại phụ lục III IV;
1.4. Các phiếu đánh giá và nhận xét của các thành viên Hội đồng sáng kiến (2 giám khảo), phiếu thống nhất đánh giá có ký duyệt của Chủ tịch hội đồng sáng kiến (2 bộ):
- Đối tượng quy định tại Điều 2, Khoản 4, Điểm b thực hiện theo phụ lục VIIVIII.
- Các đối tượng còn lại thực hiện theo phụ lục VVI.
1.5. Giấy chứng nhận sáng kiến (phụ lục IX)
 (Hai bộ cho một hồ sơ đăng ký)
2. Hồ sơ của cơ sở giáo dục, bao gồm:
2.1. Biên bản họp của hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến tại trường/ cơ quan sở, phòng GDĐT;
2.2. Tờ trình của đơn vị đề nghị xét duyệt công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
2.3. Bảng thống kê danh sách sáng kiến có phân loại lĩnh vực (phụ lục XII, kèm file mềm).
* Lưu ý:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      
- Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 1: xếp chung cho mỗi cá nhân sáng kiến.
- Thành phần hồ sơ còn lại xếp chung cho mỗi đơn vị đăng ký.
Điều 11. Thang điểm và xếp loại sáng kiến :
1. Đối với đối tượng quy định tại Điều 2, Khoản 4, Điểm b :
1.1. Tiêu chuẩn : Tổng số điểm là 100
Tiêu chuẩn
           Điểm

 1. Tên đề tài
 - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
 - Có ý nghĩa thực tiễn.
5
 2. Hiện trạng
 - Nêu được hiện trạng.
 - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
 - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
5

 3. Giải pháp thay thế
 - Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
 - Giải pháp khả thi và hiệu quả.
 - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
10
 4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
 - Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
 - Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5
 5. Thiết kế
 Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
5
 6. Đo lường
 - Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp
   để thu thập dữ liệu.
 - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
5
 7. Phân tích dữ liệu và bàn luận
 - Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế.
 - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.

5

 8. Kết quả
 - Kết quả nghiên cứu:  đã giải quyết được các vấn đề
    đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
 - Những đóng góp của đề tài NC: Mang lại hiểu biết mới
    về thực trạng, phương pháp, chiến lược...
- Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương,
  cả nước, quốc tế.
20
 9. Minh chứng cho các hoạt động NC của đề tài:
 - Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo,
   băng hình, ảnh, dữ liệu thô...
   (Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
35
 10. Trình bày báo cáo
 - Văn bản viết.
   (Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
 - Báo cáo kết quả trước hội đồng.
   (Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục)
5



Tổng cộng
100
1.2.  Xếp loại kết quả :
- Loại A (loại tốt ): Từ 85 điểm trở lên và không có tiêu chí nào điểm không; 
- Loại B (loại khá) : Từ 70 điểm đến dưới 85 điểm và không có tiêu chí nào điểm không;
- Loại C (loại trung bình): Từ 60 điểm đến 70 điểm và không có tiêu chí nào điểm không; 
- Không đạt : < 60 điểm hoặc có tiêu chí đạt điểm không.
2.       Đối với các đối tượng còn lại :
2.1.           Tiêu chuẩn: Tổng số điểm là 100


TT
Tiêu chí sáng kiến, giải pháp
Thang điểm

1
Đánh giá về tính mới, tính sáng tạo
25
1.1
Nội dung hoàn toàn mới, nhiều sáng tạo, lần đầu được áp dụng
19-25
1.2
Có nhiều cải tiến so giải pháp đã có ở mức độ khá
13-18

1.3
Có một số cải tiến so giải pháp đã có ở mức độ trung bình
7-12

1.4
Có cải tiến nhỏ so với giải pháp đã có ở mức độ còn hạn chế
1-6

2
Đánh giá về tính khả thi
25

2.1
Sáng kiến có tính khả thi rất cao
19-25

2.2
Sáng kiến có tính khả thi vào loại khá
13-18

2.3
Sáng kiến có tính khả thi trung bình
7-12

2.4
Tính khả thi thấp, chỉ có thể áp dụng trong đơn vị
1-6

3
Đánh giá về hiệu quả
25

3.1
Sáng kiến mang lại hiệu quả rất rõ rệt
19-25

3.2
Sáng kiến mang lại hiệu quả khá
13-18

3.3
Sáng kiến mang lại hiệu quả trung bình
7-12

3.4
Chưa rõ hiệu quả
1-6

4
Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng
25

4.1
Phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành, hoặc toàn quốc
19-25

4.2
Phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh, trong khu vực Tây Nam bộ
13-18

4.3
Phạm vi ảnh hưởng trong ngành của tỉnh, hoặc trong huyện thị thành phố thuộc tỉnh An Giang.
7-12

4.4
Phạm vi ảnh hưởng trong đơn vị
1-6

2.2. Xếp loại kết quả:
Sáng kiến được đánh giá và phân thành 2 loại:
-  Sáng kiến đạt yêu cầu: là sáng kiến có tổng số điểm từ 60 điểm trở lên và không có tiêu chuẩn nào bị điểm không.
+ Loại A: 85 điểm trở lên; Loại B: Từ 70 điểm đến dưới 85 điểm ; Loại C: Từ 60 điểm đến dưới 70 điểm.
- Sáng kiến không đạt yêu cầu: là đề tài sáng kiến có tổng số điểm dưới 60 điểm hoặc có tiêu chuẩn đạt điểm không.
Điều 11. Thời gian thực hiện
- Chậm nhất là ngày 30/10 hàng năm cá nhân đăng ký đề tài sáng kiến cho thủ trưởng đơn vị để theo dõi, tổ chức phân công người thẩm định quá trình áp dụng, hiệu quả sáng kiến và tổ chức xét duyệt, công nhận sáng kiến. (Riêng năm học 2017-2018, các cơ sở giáo dục thực hiện việc công nhận sáng kiến tại trường chậm nhất đến ngày 30/3/2018 và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở).
- Chậm nhất là ngày 15/3 hàng năm Sở GDĐT nhận hồ sơ đăng ký xét công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở từ các đơn vị trực thuộc Sở. (Riêng năm học 2017-2018, chậm nhất là ngày 30/3/2018).

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
   Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định, hướng dẫn trước đây trái với Quy chế này được bãi bỏ.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
- Thủ trưởng các đơn vị phải hết sức quan tâm và hoàn toàn chịu trách nhiệm đến qui trình đánh giá, xét duyệt công nhận sáng kiến và đề nghị cấp có thẩm quyền xét duyệt công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên cơ sở hiệu quả thực tiễn của sáng kiến mang lại tại đơn vị (tránh làm qua loa, đùn đẩy, kém chất lượng).
- Các sáng kiến được công nhận sẽ được phổ biến trong toàn ngành, nhân rộng hoặc hỗ trợ để hoàn thiện; đồng thời là điều kiện để tham gia đánh giá công chức, viên chức cuối năm cũng như xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng theo quy định.
- Trường hợp sáng kiến đã được công nhận bị khiếu nại, hoặc phát hiện đương sự sao chép của người khác thì tùy mức độ sẽ thu hồi quyết định công nhận và xử lý theo quy định.
- Trong quá trình thực hiện, Sở GDĐT có trách nhiệm xem xét các khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
loading...

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.