Xây dựng chuyên đề dạy học trong nhà trường phổ thông
Bước 1. Xây dựng kế hoạch
Các
cơ sở giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn,
giáo viên căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành để lựa chọn nội dung xây dựng các chuyên đề
dạy học.
-
Chuyên đề đơn môn: Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành của
môn học nhằm phát hiện và điều chỉnh: những nội dung dạy học trùng nhau trong
cấp học, khối lớp; những nội dung trong SGK sắp xếp chưa hợp lý; những nội dung
không phù hợp với địa phương, điều kiện của nhà trường (Có thể loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu, không phù hợp và bổ sung, cập nhật những thông tin mới
phù hợp, khoa học). Từ đó, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành các
chuyên đề dạy học mới.
- Chuyên đề liên môn, tích hợp: Bao gồm các
nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng
nhau) giữa các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành, biên
soạn thành chuyên đề liên môn, tích hợp.
- Quy trình biên soạn chuyên đề dạy học như
sau:
+ Bước 1: Xác định chuyên đề
(đặt tên chuyên đề). Nêu rõ lí do xây dựng chuyên đề;
+ Bước 2: Xác định mục tiêu chuyên đề: Kiến thức, thái độ, kỹ năng và
năng lực cần hướng tới;
+ Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề (Thiết kế các đề mục, hệ thống kiến thức
cơ bản của chuyên đề);
+ Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng, vận dụng cao);
+ Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã
mô tả (câu hỏi, bài tập sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá).
Lưu ý:
- Toàn bộ nội dung xây dựng chuyên đề (5 bước trên) không phải thể hiện
trong giáo án (thể hiện trong sổ ghi chép).
- Các chuyên đề đơn môn, chuyên đề tích hợp, liên môn sau khi xây dựng được
đưa vào kế hoạch môn học, hoạt động giáo dục và phân công giáo viên thực hiện do
hiệu trưởng nhà trường/ giám đốc trung tâm quyết định (không thực hiện lại nội
dung đã có trong chuyên đề ở các môn học, hoạt động giáo dục trên cùng đối
tượng học sinh).
- Trên cơ sở các chuyên đề đã xây dựng,
nhà trường/trung tâm chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch
dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp
với điều kiện thực tế nhà trường. Số lượng tiết trên một chuyên đề nên có dung
lượng vừa phải (dưới 05 tiết) để việc thực hiện thuận lợi, khả thi.
- Hiệu trưởng nhà trường/giám đốc
trung tâm chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch và ban hành chính
thức văn bản kế hoạch giáo dục/phân phối chương trình mới làm cơ sở để tổ chức thực
hiện dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Đây là cơ sở pháp lí để các
cấp quản lí giáo dục thanh tra kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch
giáo dục của nhà trường/trung tâm.
Các cơ sở giáo dục trung học, giáo dục
thường xuyên báo cáo và nộp phân phối chương trình, kế hoạch dạy học (môn học
và hoạt động giáo dục) cho đơn vị quản lí trực tiếp (Phòng GD&ĐT đối với
THCS; Sở GD&ĐT đối với THPT, GDTX) trước ngày 30/10/2015.
Bước 2. Tổ chức thực hiện chuyên đề (soạn giảng)
Sau khi xây dựng chuyên đề dạy học,
giáo viên thực hiện (thiết kế soạn giảng) chuyên đề, vận dụng theo các bước sau
đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu chuyên đề: KT, TĐ, KN và năng lực cần hướng
tới cho học sinh (Nội dung bước 2 ở phần xây dựng chuyên đề);
- Bước 2: Xác định hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học cho chuyên
đề;
- Bước 3: Chuẩn bị của giáo viên, học sinh, tổ chức lớp…
- Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học trong tiến trình sư phạm của hình
thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học đã chọn (đây là nội dung bài soạn, soạn hết
nội dung chuyên đề, không cần soạn theo từng tiết);
- Bước 5: Kết thúc bài học: Củng cố, ra bài tập, rút kinh nghiệm chuyên
đề.
Lưu ý:
- Toàn bộ nội dung thực hiện chuyên đề (5 bước trên) bắt buộc thể hiện
trong giáo án.
- Việc thiết kế giáo án, xây dựng tiến
trình dạy học và tổ chức thực hiện chuyên đề hoàn toàn linh hoạt, do giáo viên
chủ động, không khuôn mẫu; giáo viên chủ động
lựa chọn nội dung kiến thức, tổ chức hoạt động học phù hợp theo đối
tượng học sinh (không nhất thiết các lớp phải thực hiện giống nhau); việc ghi
sổ đầu bài theo thứ tự tiết trong kế hoạch dạy học của nhà trường/trung tâm; số
tiết của mỗi chuyên đề nằm trong tổng số tiết của phân phối chương trình/kế
hoạch dạy học;
- Tiến trình dạy học chuyên đề có
thể được thiết kế thành các hoạt động (5 hoạt động): (1) khởi động, (2) hình
thành kiến thức mới, (3) luyện tập, (4) vận dụng, (5) tìm tòi, mở rộng. Trong
hoạt động hình thành kiến thức mới (2) lại tổ chức
các hoạt động học cho học sinh, các bước như sau:
1.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập
rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, gợi ý tư liệu sử dụng; yêu cầu về
sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao
nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh;
đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;
2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác
với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả (không có học sinh
bị "bỏ quên");
3.
Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với
nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho
học sinh trao đổi, thảo luận, phản biện với nhau về nội dung học tập; xử lí
những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí;
4.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận
xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh;
chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động (chốt
kiến thức sau mỗi hoạt động).
(Kết
hợp các PPDH truyền thống và PPDH tích cực. Mỗi hoạt động có thể thực hiện ở
trên lớp hoặc ở ngoài nhà trường, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện
một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học).
-
Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng học bộ môn và thư
viện nhà trường, tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lí thuyết hàn lâm,
ít kỹ năng thực hành, không gắn với thực tiễn.
-
Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh.
+
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 cấp độ tư duy (nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao), trên cơ sở đó biên soạn các câu hỏi/bài
tập để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học và kiểm tra, đánh giá;
+ Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế
hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với việc điều
chỉnh nội dung dạy học và kế hoạch dạy học các môn học. Việc xây dựng ma trận
đề kiểm tra theo quy định tại Văn bản 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ
GD&ĐT về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.
+ Trong bài kiểm tra định kỳ, nội dung
chuyên đề có thể được đưa vào nội dung kiểm tra như nội dung khác trong chương
trình hiện hành; xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng mở, liên môn, xác định
năng lực, phẩm chất cần đánh giá học sinh ở mỗi bài kiểm tra; coi trọng việc
đánh giá quá trình để thấy được sự tiến bộ của từng học sinh, kiểm tra các hoạt
động học, đánh giá chất lượng sản phẩm, độ chính xác, mức độ hoàn thành nhiệm
vụ học tập của học sinh trên lớp, ở nhà.Bước 3. Tổ chức kiểm tra - giám sát và đánh giá kết quả của nhà trườngBước 4. Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề
loading...
Không có nhận xét nào