Hướng dẫn tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2019-2020
Căn cứ Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Khung Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2019-2020, cụ thể như sau:
1. Về thời gian tổ chức Lễ Khai giảng
- Hai trường THPT chuyên (Thoại Ngọc Hầu và Thủ Khoa Nghĩa) tổ chức Lễ
Khai giảng vào lúc 7 giờ 30, thứ Tư,
ngày 04/9/2019.
- Tất cả các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, phổ thông có nhiều cấp học đồng loạt tổ chức Lễ Khai giảng vào lúc 7giờ 30, thứ Năm, ngày 05/9/2019.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và trường Trung cấp nghề có hệ GDTX
có thể tổ chức Lễ Khai giảng đồng thời với các trường phổ thông hoặc tổ chức
sau đó, tùy theo tình hình thực tế của đơn vị.
- Các đơn vị chuẩn bị thư mời, thông báo trước về thời gian, chương
trình Lễ Khai giảng cho các đại biểu, khách mời và thông tin về Văn phòng Sở
GDĐT.
2. Hình thức và nội dung Lễ Khai giảng
a) Các trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo)
- Thời gian tổ chức lễ tối đa khoảng 40 phút,
không để các cháu ngồi chờ quá lâu.
- Tổ chức Lễ Khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bé và điều kiện
của đơn vị, đảm bảo sức khỏe học sinh và bảo vệ môi trường.
- Gợi ý chương trình Lễ Khai giảng (như
phụ lục đính kèm).
b) Các trường phổ thông, trung tâm GDTX,
trung tâm GDNN-GDTX, trường Trung cấp nghề (có hệ GDTX)
Các đơn vị chuẩn bị và tổ chức chu đáo lễ khai
giảng, với các yêu cầu sau:
- Thời gian tổ chức lễ từ 60 phút đến 90 phút. Nội dung cần ngắn gọn,
súc tích, đảm bảo các yêu cầu đề ra. Trước khi buổi lễ bắt đầu, các trường có thể
tổ chức nghi thức rước đón học sinh đầu cấp (phần này không bắt buộc).
- Gợi ý chương trình Lễ Khai giảng (như
phụ lục đính kèm).
- Thành phần tham dự:
+ Tất cả thầy, cô giáo và học sinh (học viên) của đơn vị. Tùy điều
kiện, có thể mời thêm cựu học sinh thành đạt, cựu học sinh có kết quả cao trong
kỳ thi trung học phổ thông quốc gia về tham dự;
+ Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương (tỉnh,
huyện, xã và tương đương);
+ Đại diện Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức địa phương;
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh và một số cha mẹ học sinh tiêu biểu;
+ Các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho nhà
trường.
- Kết thúc phần lễ:
+ Các đơn vị tổ chức tọa đàm giữa ban giám hiệu, cán bộ cốt cán nhà
trường với khách mời dự lễ khai giảng. Các trường lưu ý chuẩn bị chu đáo chương
trình, nội dung tọa đàm, chọn những chủ đề mà mọi người tham dự đều quan tâm,
tham gia thảo luận, chủ yếu là những vấn đề khó khăn, bức xúc trong quan hệ
phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội.
+ Đối với các đơn vị có điều kiện, tổ chức phần hội với các hoạt động
phù hợp nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong học sinh ngày đầu năm học
mới.
Phụ
chú:
- Sở GDĐT sẽ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh mời đại biểu cấp tỉnh dự lễ
tại một số trường trong tỉnh; phòng GDĐT tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện mời đại
biểu cấp huyện, xã (và tương đương, gồm cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn
thể…) tham dự lễ khai giảng tại các trường trong huyện.
- Các trường tổ chức Lễ Khai giảng trên tinh thần quan tâm và vì quyền
lợi học sinh. Không khuyến khích các đơn vị thả bong bóng bay trong Lễ Khai
giảng.
- Buổi chiều ngày 05/9/2019, các trường dạy và học bình thường theo
thời khoá biểu của đơn vị.
3. Chế độ báo cáo
Các đơn vị báo cáo tình hình tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2019-2020 và
kết quả thực hiện “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục 2019” lồng ghép vào
trong báo cáo chính thức khai giảng. Thời gian báo cáo về Sở chậm nhất là ngày
09/9/2019.
Yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các huyện (thị xã, thành phố),
Hiệu trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX triển
khai thực hiện theo tinh thần Văn bản này./.
PHỤ LỤC
Gợi ý Chương trình Lễ Khai giảng năm học
2019-2020
(Kèm theo Hướng dẫn số 19/HD-SGDĐT ngày 15 tháng 8
năm 2019)
I. Giáo dục mầm non:
1. Mở
đầu bằng một số tiết mục văn nghệ do giáo viên và học sinh của trường trình
bày, qua đó, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi cho thầy và trò ngay trong ngày
đầu tiên của năm học mới.
2. Nghi
thức (tổ chức gọn).
3. Phát
biểu ngắn gọn của thủ trưởng đơn vị (Nội dung: chào mừng đại biểu tham dự, cảm
ơn về sự quan tâm, hỗ trợ cho nhà trường của các tổ chức, cá nhân trong năm học
vừa qua, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa trong
năm học mới, chúc mừng các cháu nhân ngày hội khai trường…).
4. Phát biểu chúc mừng của đại biểu (ngắn gọn)
(chính quyền hoặc đại diện ban ngành, đoàn thể địa phương) nhân ngày khai giảng
năm học mới (nếu có).
5. Tiếp
tục biểu diễn văn nghệ, những nơi có điều kiện có thể tổ chức một số trò chơi
tập thể nhằm huy động nhiều trẻ tham gia.
6. Kết
thúc phần lễ, giáo viên hướng dẫn trẻ về lớp, ổn định và tiếp chuyện cùng với
cha mẹ trẻ.
7. Tổ
chức tọa đàm giữa Ban Giám hiệu, các đoàn thể nhà trường, đại diện chính quyền
và ban ngành đoàn thể địa phương, các khách mời có liên quan. Nội dung chính là
giới thiệu tóm tắt kế hoạch hoạt động, định hướng phát triển nhà trường trong
năm học mới, những thuận lợi, khó khăn, những kiến nghị, đề xuất với ngành, với
địa phương trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm
vụ năm học 2019-2020, những yêu cầu cần có sự tham gia của chính quyền, đoàn
thể, cha mẹ học sinh, các thành phần khác vào hoạt động của nhà trường.
II. Giáo dục phổ thông, GDTX, GDNN và
GDTX:
1. Văn
nghệ, nghi thức, chào cờ (hát Quốc ca). Khi có nhiều đại biểu tham dự, người
điều khiển chương trình chỉ cần giới thiệu các đại biểu là lãnh đạo cao nhất và
sau đó là các đại diện.
2. Phát
biểu chào mừng năm học mới của thủ trưởng đơn vị (Nội dung: báo cáo tóm tắt
những thành tựu của nhà trường trong năm học trước, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ,
phối hợp của các lực lượng ngoài nhà trường, kêu gọi sự cộng đồng trách nhiệm
chăm lo cho hoạt động giáo dục của trường, biểu dương thành tích học tập của
HS, thành tích phấn đấu của tập thể thầy, cô giáo. Nêu tóm tắt một số nhiệm vụ
trọng tâm mà thầy và trò nhà trường sẽ phấn đấu để đạt được trong năm học
mới…).
3. Đánh
trống khai trường.
4. Đọc
thư của Chủ tịch nước (hoặc Bộ trưởng Bộ GDĐT hoặc của lãnh đạo cấp trên) chúc
mừng năm học mới.
5. Phát
biểu của đại diện thầy, cô giáo, của HS (học viên), thể hiện quyết tâm đẩy mạnh
phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, phấn đấu đạt nhiều thành tích trong năm
học mới…(nếu có)
6. Ý
kiến phát biểu của đại diện chính quyền địa phương hoặc đại diện Sở, Phòng
GDĐT, Ban đại diện Cha mẹ HS có tham dự lễ khai giảng (nếu có, chỉ 1 đến 2 ý
kiến).
7. Khen
thưởng thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường trong năm học 2018-2019;
phát học bổng cho học sinh…, biểu dương gương học sinh thành đạt (nếu có).
8. Bế
mạc Lễ Khai giảng. Các đơn vị có điều kiện tổ chức phần hội với các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể phù hợp nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Khai
giảng năm học mới- Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
9. Tổ
chức tọa đàm giữa Ban Giám hiệu, các đoàn thể nhà trường, đại diện chính quyền
và ban ngành đoàn thể địa phương, các khách mời có liên quan. Nội dung chính là
giới thiệu tóm tắt kế hoạch, phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường
trong năm học mới, những thuận lợi, khó khăn, những kiến nghị, đề xuất với
ngành, với địa phương trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị hoàn thành
tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020, những yêu cầu cần có sự tham gia của chính
quyền, đoàn thể, cha mẹ học sinh, các thành phần khác vào hoạt động của nhà
trường./.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
Không có nhận xét nào