Top ứng dụng trò chơi học tập Online miễn phí
ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP ONLINE MIỄN PHÍ
Hiện nay, việc học
online không còn xa lạ với các em học sinh nữa cho đến thời điệm hiện tại. Tuy
nhiên, để có thể tạo ra một hệ thống giao nhận bài tập cho các em là một điều mà
hầu hết người dạy online điều lo lắng.
Trong bài này, tôi giới
thiệu với các bạn top những ứng dụng trò chơi học tập oniline miễn phí mà các bạn
có thể cho các em tham gia vừa tạo sự hứng thú cho các em vừa cũng cố bài học đã
học.
1 – Quizlet 2012
Quizlet là một công cụ học tập trực
tuyến, phục vụ cho học sinh có thể cập nhật được những kiến thức, từ vựng, các
khái niệm, thuật ngữ,... thông qua hệ thống các thẻ từ hay những trò chơi thú vị
giúp cho người học có thể dễ hiểu và nhớ lâu hơn về những kiến thức đó. Cụ thể
Quizlet giúp cho học sinh cũng như các giáo viên có thể hiểu một cách sâu sắc
hơn về những nội dung mà họ muốn tìm hiểu. Bên cạnh đó, Quizlet cũng có rất nhiều
những hoạt động hấp dẫn nhờ vào sự đóng góp từ mọi người trên thế giới.
Quizlet ra đời từ năm 2009, khi
Andrew Sutherland tự tạo nên cho mình một công cụ để ôn bài và luyện tập cho kỳ
thi từ vựng tiếng Pháp và đã đạt được điểm tuyệt đối, vì thế bạn bè đã xin phép
được sử dụng cũng như chia sẻ đến nhiều người khác cùng học tập. Điều này đã
giúp cho Quizlet ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển.
Hiện nay, Quizlet ngoài việc có thể
học thông qua việc truy cập vào website trên máy tính thì người dùng cũng có thể
sử dụng thông qua việc tải ứng dụng về điện thoại trên cả thiết bị IOS và
Android một cách tiện lợi, nhanh chóng.
Quizlet có ưu điểm là học sinh không
cần tạo tài khoản cũng có thể chơi được và gần như không có giới hạn số lượng
người chơi cho tài khoản miễn phí
Theo
Theo https://timviec365.vn/blog/quizlet-la-gi-new8601.html
2 - Kahoot 2013
Kahoot! là một công cụ học
tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp dụng trong công nghệ giáo dục tại các
trường học. Trò chơi được sử dụng ở đây là những câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ
là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích hợp thên hình ảnh
và video vào bài.
Kahoot! được sử dụng trong
hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất
cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ (điện thoại thông minh, laptop, PC...)
để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính
điểm, và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ
hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi.
Bản chất của Kahoot! là một
website, vì thế, người học có thể trả lời những câu hỏi thông qua trình duyệt
web trên mọi thiết bị có kết nối internet.
Kahoot! đã ra mắt riêng vào
tháng 3 năm 2013 và trở thành nền tảng chạy ứng dụng di động cho bài tập về nhà
phổ biến cho đến ngày nay.
Kahoot! có ưu điểm là học
sinh không cần tạo tài khoản cũng có thể chơi được còn nhược điểm là Kahoot! Chỉ
giới hạn 50 người chơi cho tài khoản miễn phí
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Kahoot!
3 – Quizizz 2015
Quizizz là công cụ học tập học online thoải mái theo tốc độ của người dùng. Nó giúp mỗi học sinh hào hứng chinh phục mọi thành tựu mới. Giáo viên có thể kết hợp Quizizz vào bài hướng dẫn, ôn tập và kiểm tra để hỗ trợ học sinh ở mọi độ tuổi, từ mẫu giáo tới đại học.
Quizizz app thúc đẩy quá
trình học tập của học sinh đồng thời là công cụ tạo bài thi trắc nghiệm nhanh,
trực quan cho giáo viên hay các bậc phụ huynh. Quizizz còn là một kho trò chơi
trắc nghiệm thú vị từ cộng đồng.
Quizizz có ưu điểm là học
sinh không cần tạo tài khoản cũng có thể chơi được và có nhiều bộ câu hỏi để lựa
chọn còn nhược điểm là Quizizz chỉ giới hạn 100 người chơi cho tài khoản miễn
phí
Theo https://download.vn/huong-dan-su-dung-quizizz-cho-nguoi-moi-bat-dau-45659
4 – Gimkit 2017
Gimkit cũng giống như Kahoot!
hay Quizizz là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi. Nền tảng Gimkit được
một học sinh trung học Josh F tạo ra với lý do “Tôi không thấy trường học hấp dẫn”
Gimkit rất thú vị ngoài các
chức năng lựa chọn nhiều câu hỏi, Gimkit còn nhiều chức năng khắc như trò chơi
chiến đấu với zombie, vượt nhung nham núi lửa, trò chơi chủ đề đầu tư tỉ phú...
Ưu điểm của phần mềm khá nhiều như:
–
Thu
hút học sinh, học sinh ghi nhớ nhanh các câu hỏi và đáp án
–
Trong
thời gian nhất định học sinh có thể trả lời các câu hỏi nhiều lần,
–
Số
tiền kiếm được học sinh có thể mua sức mạnh và mua quà tặng bạn bè
–
Có
thể giao về nhà cho các con làm
–
Xem
báo cáo thống kê khi học sinh làm xong, …..
–
Full
chức năng trong 1 tháng cho một tài khoản nếu muốn sử dụng tạo thêm tài khoản và
không giới hạn người chơi
Nhược điểm của phần mềm
–
Bị
giới hạn 30 ngày dùng thử (phần này tôi hay tạo nhiều mail để dùng thử nếu
không mua)
–
Loại
câu hỏi không đa dạng chỉ có 4 phương án trả lời và câu dạng tự luận
–
Không
nhân bản được câu hỏi khi tạo trực tiếp
–
Tài
khoản miễn phí chỉ cho tối đa 5 người chơi
5 – Blooket
Blooket
khá giống với Gimkit có chế độ chơi truyền thống như Kahoot! và Quizizz đồng thời
có chế độ độ đạo như tìm vàng, đường đua, chiến thuật(quán cafe, xây dựng vương
quốc,....)
Ưu
điểm :
–
Các
trò chơi kỳ quặc làm tăng thêm sự đa dạng và tăng mức độ tương tác, và học sinh
sẽ muốn chơi lại nhiều lần.
–
Gói
tài khoảng miễn phí không khác nhiều so với
các gói khác.
Nhược
điểm :
–
Chỉ
giới hạn ở các câu hỏi trắc nghiệm, thư viện bộ câu hỏi thiếu sự quản lý và những
người chơi nhỏ tuổi có thể tạo tài khoản sau trò chơi.
–
Gói
tài khoản miễn phí chỉ cho phép tối đa 60 người chơi
Không có nhận xét nào