Kế hoạch bài dạy Chuyên đề 1 tham khảo - Mođun 4
CHUYÊN
ĐỀ: TÍN HIỆU DIGITAL – ANALOG VÀ ĐỌC GIÁ TRỊ CÁC LOẠI CẢM BIẾN
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI
DẠY: CẢM BIẾN SIÊU
ÂM
Chuyên đề định hướng CS - Môn Tin học lớp 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Sóng siêu âm và cảm biến siêu âm:
- Sóng siêu âm
- Cảm biến siêu âm
- Lập trình đo khoảng cách bằng cảm biến siêu âm
I. MỤC
TIÊU
Yêu cầu cần
đạt |
(STT của
YCCĐ) |
|
Năng lực
Tin học |
||
NL Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
Cài đặt được
driver hỗ trợ kết nối giữ cảm biến siêu âm và mạch Arduino. (tiết 1) |
(1) |
Lập trình đọc
được giá trị cảm biến siêu âm và quy đổi thành giá trị khoản cách. (tiết 1) |
(2) |
|
Ứng dụng cảm
biến siêu âm để đo khoảng cách từ cảm biến đế vật cản để bật đèn Led. (tiết
2) |
(3) |
|
Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự
học |
Tự lực
trong tìm hiểu kiến thức về cảm biến, các hướng dẫn datasheet trong tài liệu
hỗ trợ để đấu dây cảm biến, lập trình, sửa lỗi. |
(4) |
Giao tiếp
và hợp tác |
Biết lựa chọn
hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. |
(5) |
Giải quyết
vấn đề và sáng tạo |
Phân tích
được vấn đề đặt ra, lên kế hoạch giải quyết và tiến hành giải quyết vấn đề. |
(6) |
Phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Tích cực
tìm tòi và sáng tạo trong học tập. |
(7) |
(Nội dung minh hoạ cho tiết dạy số 1 của chủ đề)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.
Thiết bị dạy học
v Giáo viên
Máy chiếu, laptop, điện thoại thông minh đã cài
đặt sẵn các ứng dụng Chrome, Google và Google Translate, kế hoạch dạy học (nội
dung dạy học, phiếu học tập, thùng rác thông minh để minh hoạ, mạch Arduino, cảm
biến siêu âm, đèn led và dây tín hiệu).
v Học sinh
Máy tính, mạch Arduino, cảm biến siêu âm, đèn led,
dây tín hiệu, breadboard.
v Lớp học
Sĩ số từ 40 đến 45 HS; bàn ghế thuận tiện cho
việc làm việc theo nhóm; phòng học trang bị wifi, máy tính.
2.
Học liệu
Tài liệu
hỗ trợ học sinh: Datasheet của cảm biến siêu âm HC-SR04, nguyên tắt kết nối và
lấy giá trị từ cảm biến siêu âm.
Bài
trình chiếu đa phương tiện
Phiếu
học tập, nội dung học tập
ü
Lưu ý: Cụm
chuyên đề CS của lớp 10 được thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên
môn. Bài học này nằm trong chuyên đề 10.2 -
Trước đó đã có chuyên đề 10.1 học sinh được học và thực hành kỹ với mạch
Arduino và các thao tác điều khiển LED, mô phỏng mạch đèn giao thông.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu |
Nội dung hoạt động |
PPDH, KTDH |
Phương án đánh giá |
Phương án ứng dụng CNTT |
||
Phương pháp |
Công cụ |
|||||
Tiết 1 |
||||||
Hoạt động 1.
Mở đầu Trực tuyến (ở nhà) |
(1) và (7) |
Nội dung xung quanh đến vấn đề học tập |
|
Quan sát quá trình học trực tuyến. |
Thống kê học tập. |
- K12online để tạo lớp học ảo; - Điện thoại/máy tính để HS học tập. |
Hoạt động 2.
Khởi động Trực tiếp (8 phút) |
(4), (5), (6) và (7) |
Định hướng bài học. |
- Dạy học vấn
đáp |
Vấn đáp |
Phiếu học tập |
- Video - Thùng rác thông minh |
Hoạt động 3.
Phân tích nguyên lý hoạt động và cấu trúc hệ thống Trực tiếp (15 phút) |
(1), (4) và (5) |
Nhận biết
được các thành phần tạo nên thùng rác thông minh. Phân tích
được quy trình vận hành (input, xử lý, output) |
- Dạy học vấn
đáp - Dạy học hợp
tác. |
Quan sát
quá trình học. Vấn đáp phần
trình bày |
Câu trả lời trên Phiếu học tập. |
- Máy tính
để HS học tập. - Mạng
internet để tìm kiếm thông tin |
Hoạt động 4.
Thực hành cài đặt driver, lắp mạch và lập trình test. Trực tiếp (22 phút) |
(2) và (4) |
Vận dụng
các kiến thức thu thập được trên internet, tài liệu hỗ trợ học tập để thực hiện
các yêu cầu thực hành. |
Dạy học thực
hành. |
Quan sát quá trình học. Vấn đáp cá nhân |
Sản phẩm lắp mạch, kết quả hiển thị trên màn hình serial |
- Máy tính
để HS học tập. - Bộ kit arduino và các linh kiện, đặc biệt là cảm biến siêu âm. |
Tiết 2 |
||||||
Hoạt động
1. Mở đầu Trực tuyến (ở nhà) |
(1) và (7) |
Nội dung xung
quanh đến vấn đề học tập |
|
Quan sát
quá trình học trực tuyến. |
Thống kê học
tập. |
- K12online để tạo lớp học ảo; - Điện thoại/máy
tính để HS học tập. |
Hoạt động 2.
Khởi động Trực tiếp (8 phút) |
(4), (5), (6) và (7) |
Định hướng
bài học. |
- Mô tả
tình huống thực tế - Dạy học hợp
tác. |
Quan sát
quá trình học. |
Bảng phân tích vấn đề |
- MS Power Point trình chiếu vấn đề. |
Hoạt động 3.
Lên phương án giải quyết vấn đề đề. (15 phút) |
(1), (4) và (5) |
Lên phương
án giải quyết vấn đề đèn báo hiệu khoản cách |
Dạy học hợp
tác. Dạy học thực
hành. |
Quan sát
quá trình học. |
Câu trả lời trên Phiếu học tập. |
- Máy tính
để HS học tập. |
Hoạt động 4.
Thực hành lắp mạch, lập trình và trình bày kết quả. Trực tiếp (22 phút) |
(2) và (4) |
Vận dụng kết
quả tiết trước về việc đọc giá trị cảm biến siêu âm để giải quyết bài toán đặt
ra. Trình bày kết
quả. |
Dạy học thực
hành. Dạy học vấn
đáp |
Quan sát quá trình học. Đánh giá kết quả sản phẩm |
Câu trả lời trên Phiếu học tập. Sản phẩm của nhóm |
- Máy tính
để HS học tập. - Bộ kit
Arduino để thực hiện sản phẩm. |
Hoạt động 1. Mở đầu (Hình thức học tập trực tuyến)
1. Mục tiêu: (1) và (6)
2. Nội dung
HS truy cập kênh học tập của lớp học.
HS xem tài liệu học tập giáo viên yêu cầu.
HS có thể tìm hiểu thêm những nội dung xung quanh đến vấn
đề học tập.
3. Sản phẩm học tập
Thống kê danh sách đã tham gia hoạt động.
4. Tổ chức hoạt động
GV biên soạn tài liệu đọc về nội dung “Sóng siêu âm và cảm biến siêu âm”.
GV đăng tải nội dung lên kênh học tập của lớp học.
GV đính kèm thêm đường tham khảo/mở rộng kiến thức nếu HS muốn tìm hiểu
thêm.
* Triển khai
nhiệm vụ
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Yêu cầu HS đọc tài liệu tại
tệp tin “Sóng siêu âm và cảm biến siêu sâm.pdf” Thao tác thực hành
theo hướng dẫn đã tìm hiểu. Có thể tìm hiểu
thêm về cảm biến siêu âm ở trang: arduino.cc/utrasonicsensor |
* Tổ chức, điều
hành
Chia sẻ thông tin giữa các thành viên qua chức năng “Bình luận”
trên kênh học tập K12online dưới tệp tin “Sóng siêu âm và cảm biến siêu âm.pdf”
* Đánh giá, kết luận
Thống kê số lượng học sinh trao đổi và số lượng đã xem tài liệu “Sóng
siêu âm và cảm biến siêu âm.pdf”
Hoạt động 2. Khởi động (8 phút)
1. Mục tiêu: (4), (5), (6) và (7)
2. Nội dung
HS xem một số video ngắn về cách dơi tìm thực ăn, thiết bị dò độ sâu của
tàu thuyền, về nhà thông minh, và ứng dụng đơn giản “thùng rác thông minh”.
HS làm việc theo nhóm để phân tích, thảo luận các công nghệ liên quan.
3. Sản phẩm học tập
Câu trả lời của học sinh trong phiếu học tập
4. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ
- GV cho học sinh xem một số video ngắn về cách loại
dơi định hướng trong không gian, kiếm thức ăn, thiết bị dò độ sâu đặt trên tàu,
một số ứng dụng bên trong nhà thông minh và xem một mô hình thực tế về thùng
rác thông minh.
- GV yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận cùng nhau đề
phân tích các chức năng, kiến thức liên quan và những yếu tố kỹ thuật trong các
video.
- Trả lời các câu hỏi dẫn dắt trong phiếu học tập của
nhóm.
* Triển
khai nhiệm vụ
− Phiếu học học được phát đến từng nhóm bằng file word,
các nhóm sẽ nhập trực tiếp câu trả lời.
o Sóng siêu âm là gì?
o Trong tự nhiên sóng siêu âm tồn tại ở đâu và được sử dụng
như thế nào.
o Trong kỹ thuật người ta mô phỏng lại cách thu phát
sóng siêu âm như thế nào
o Tìm hiểu một số loại cảm biến siêu âm trên thị trường
* Tổ chức,
điều hành
− Nhóm trưởng điều phối các hoạt động thảo luận trong
nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập.
− GV đi vòng quanh, ghé thăm từng nhóm, đặt các câu hỏi
vấn đáp cho từng thành viên của nhómà ghi nhận kết quả trả lời của học sinh.
* Đánh giá, kết luận
GV tổng kết và đánh giá. Dẫn dắt vào nội dung
bài học.
Hoạt động 3.
Tiến hành phân tích hệ thống
1. Mục tiêu: (1), (4) và (5)
2. Nội dung
Các nhóm học sinh nhận bộ kit gồm mạch
arduino và các linh kiện đính kèm, đặc biệt là cảm biến siêu âm HC-R04.
Các nhóm tiến hành
3. Sản phẩm
Câu trả lời
4. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ
GV chiếu yêu cầu nhiệm vụ lên bảng để
mô tả, học sinh xem và đặt câu hỏi để làm rõ nhiệm vụ của nhóm:
Nhiệm vụ: “Các nhóm hãy tiến hành
phân tích hệ thống, đọc datasheet của cảm biến để tiến hành lắp mạch, kết nối cảm
biến với mạch Arduino.”
*
Triển khai nhiệm vụ
HS
thảo luận nhóm, nhóm trưởng phân công các thành viên tìm hiểu datasheet, trình
bày cho nhóm.
Các
thành viên khác của nhóm tiến hành vẽ sơ đồ mạch phạt hoạ và lắp mạch thực tế.
Một
thành viên được phân công sẽ tiến hành download, cài đặt driver của cảm biến
HC-R04 vào máy tính.
Tiến
hành test driver.
*
Tổ chức, điều hành
GV đi
vòng quanh, quan sát các nhóm làm việc, đặt câu hỏi vấn đáp cho các thanh viên
của nhóm, ghi nhận kết quả vấn đáp.
*
Đánh giá, kết luận
GV đánh
giá chung kết quả đọc datasheet, vẽ mạch, lắp mạch của các nhóm.
Hoạt động 4. Thực hành lập trình ứng dụng cảm biến
siêu âm để đo khoản cách(22 phút)
1.
Mục tiêu: (2) và (4)
2.
Nội dung
- Lập trình đọc giá trị cảm biến
- Tính toán khoản cách dựa vào cảm biến
-
Test khoản cách đo được của chương trình và thực tế
-
Trình bày kết quả trước lớp
3.
Sản phẩm
-
Chương trình đo khoảng cách
- Bộ
testcase
- Kết
quả test
4.
Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm học sinh lập trình để đọc giá trị từ
cảm biến siêu âm. Tính toán khoảng cách và xuất giá trị ra màn hình serial.
Yêu cầu nhóm cử đại diện để trình bày về quá trình thực hiện và kết quả của
nhóm.
* Triển khai nhiệm vụ
Các
nhóm học sinh phân tích bài toán, thảo luận về input, output, giải thuật tính
toán và lập trình đọc giá trị cảm biến.
Thảo
luận về cách quy đổi giá trị cảm biến sang khoảng cách đo được, tiến hành lập
trình, xuất kết quả khoảng cách lên màn hình serial.
Một
số thành viên suy nghĩ testcase để test sự chính xác của chương trình.
* Tổ chức, điều hành
GV đi vòng quanh để
quan sát các nhóm làm việc, đặt câu hỏi vấn đáp các thành viên của nhóm, ghi nhận
kết quả vấn đáp.
Hướng dẫn, điều
hành quá trình trình bày kết quả, điều phối phần trả lời phản biện.
* Đánh giá, kết luận
GV đánh giá chung kết
quả làm việc của cả lớp sau tiết học.
Kết luận một số kiến thức,
kỹ năng đạt được qua tiết học của các học sinh, một số kỹ năng cần rèn luyện
thêm.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học cốt lõi
Giới thiệu
Cảm biến khoảng
cách siêu âm HC-SR04 được sử dụng rất phổ biến để xác định khoảng cách. Cảm biến
sử dụng sóng siêu âm và có thể đo khoảng cách trong khoảng từ 2 -> 300 cm, với
độ chính xác gần như chỉ phụ thuộc vào cách lập trình.
Nguyên lý hoạt động
Để đo khoảng
cách, ta sẽ phát 1 xung rất ngắn (5 microSeconds ) từ chân Trig. Sau
đó, cảm biến sẽ tạo ra 1 xung HIGH ở chân Echo cho đến khi nhận lại
được sóng phản xạ ở pin này. Chiều rộng của xung sẽ bằng với thời gian sóng
siêu âm được phát từ cảm biển và quay trở lại.
Tốc độ của
âm thanh trong không khí là 340 m/s (hằng số vật lý), tương đương với 29,412
microSeconds/cm (106 / (340*100)). Khi đã tính được thời gian, ta sẽ chia
cho 29,412 để nhận được khoảng cách.
Sơ đồ kết nối
Cảm biến HC-SR04 có 4 chân là: Vcc, Trig, Echo, GND.
Vcc |
5V |
Trig |
Một chân Digital output |
Echo |
Một chân Digital input |
GND |
GND |
Sơ đồ nối chân giữa
HC-SR04 và Arduino
Lập trình
- const int trig = 8; // chân trig của HC-SR04
- const int echo = 7; // chân echo của HC-SR04
-
- void setup()
- {
- Serial.begin(9600); // giao
tiếp Serial với baudrate 9600
- pinMode(trig,OUTPUT); // chân trig sẽ phát tín hiệu
- pinMode(echo,INPUT); // chân echo sẽ nhận tín hiệu
- }
-
- void loop()
- {
- unsigned long duration; // biến
đo thời gian
- int distance; // biến lưu khoảng cách
- /* Phát xung từ chân trig */
- digitalWrite(trig,0); // tắt
chân trig
- delayMicroseconds(2);
- digitalWrite(trig,1); // phát
xung từ chân trig
- delayMicroseconds(5); // xung
có độ dài 5 microSeconds
- digitalWrite(trig,0); // tắt
chân trig
- /* Tính toán thời gian */
- // Đo độ rộng xung HIGH ở chân echo.
- duration = pulseIn(echo,HIGH);
- // Tính khoảng cách đến vật.
- distance = int(duration/2/29.412);
- /* In kết quả ra Serial Monitor */
- Serial.print(distance);
- Serial.println("cm");
- delay(200);
- }
Giải thích
- duration = pulseIn(echo,1);
Hàm pulseIn() được dùng để đo độ rộng của xung. Duration sẽ bằng độ
dài xung HIGH ở chân echo (tính theo micro giây).
- distance = int(duration/2/29.412);
Thời gian
sóng truyền từ cảm biến đến vật sẽ bằng duration/2, sau đó ta chia tiếp
cho 29,412 để tính khoảng cách.
B. Phiếu học tập
CẢM BIẾN SIÊU ÂM
Phiếu thu hoạch (Student
Worksheet)
u Engineering Teamwork and Planning (Kỹ
thuật làm việc nhóm và lên kế hoạch)
Nhiệm vụ 1:Bạn là thành viên của một nhóm kỹ sư được giao nhiệm vụ sử dụng mạch
Arduino để thiết kế hệ thống cảnh báo va chạm đá ngầm cho tàu hải quân. Tuỳ vào
mức độ gần của đá ngầm với tàu mà tín hiệu đèn phát các màu khác nhau: Xanh là
có đá ngầm nhưng xa, vàng là đã khá gần và đỏ là rất gần và nguy hiểm. Đi theo
sự dẫn dắt của hệ thống nhiệm vụ dưới đây sẽ giúp nhóm bạn làm được điều đó.
Hãy cho biết tên thành viên và cách các bạn phân chia công việc trong nhóm như
thế nào?
Stt |
Tên thành viên |
Nhiệm vụ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
u Research Phase (giai đoạn nghiên cứu)
Read
the materials provided to you by your teacher. If you have access to the
internet ahead of the activity, explore the Arduino website and read about
ultrasonic sensor. Answer some short question below
(Đọc tài liệu được giáo viên cung cấp, hoặc vào Arduino.cc để khám
phá về cảm biến siêu âm và các đặt tính của nó. Trả lời một số câu hỏi ngắn
sau:)
- Sóng siêu âm là gì?
- Sóng siêu âm trong tự nhiên tồn tại ở loài động vật nào, chúng dùng sóng siêu âm làm gì?
- Trong kỹ thuật, người ta dùng cảm biến để để phát và thu sóng siêu âm, bạn có thể phát hoạ sơ nguyên lý hoạt động của cảm biến được không? (có thể bằng văn bản hoặc hình ảnh minh hoạ)
- Bạn hãy tìm trên internet và liệt kê một số cảm biến siêu âm hiện đang được sử dụng trên thị trường
u Building the Circuit (Xây dựng mạch
điện)
Để xây dựng mạch điện, hãy quan sát sơ đồ nối chân giữa cảm biến và arduino trong datasheet của cảm biên HC-R04 và vẽ sơ đồ mạch điện mô phỏng vào đây:
u Schematic (bản thiết kế)
Vẽ lại mô phỏng bản thiết kế
u Code (mã lệnh)
Chỉ viết dạng mã giả của mã lệnh, phần code thật hãy viết vào Arduino IDE
u Reflection : Hoàn thành các câu hỏi dưới đây
1. Bạn có gặp trở ngại gì khi lập trình để Arduino nhận được giá trị khoảng cách của cảm biến so với vật cản? Bạn đã giải quyết các trỡ ngại đó như thế nào?
2. Trong đoạn mã lập trình có lệnh: distance =
int(duration/2/29.412);
Bạn hãy giải thích ý nghĩa của câu lệnh trên
3. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1. Các
nhóm kĩ sư hãy tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ 2 để chuẩn bị chịnh phục thử thách
cuối cùng là mô phỏng lại cách thức hoạt động của những ứng dụng có sử dụng cảm
biến siêu âm trên mô hình mạch điện nhỏ của các nhóm nhé!
Nhiệm vụ 2: các nhóm kĩ sư hãy lắp mạch điện có thêm 3 đèn led khác
màu và lập trình Arduino để xử lý tinh huống sau:
-
Nếu vật cản phía trước cách cảm biến siêu âm khoảng cách <30cm thì đèn led xanh
lá sáng
-
Khoảng cách <20cm thì led vàng
sáng
-
Khoảng cách <10cm thì led đỏ sáng
-
Ngược lại thì đèn led tắt.
Các nhóm hãy viết đoạn code dự đoán vào bên dưới sau đó tiến hành lập trình và kiểm chứng lại xem đoạn code đó có đúng ko? Và các nhóm kiểm chứng điều đó như thế nào?
4. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng, nhóm có cảm thấy thích thú vơi sản phẩm mình làm ra không? Và các nhóm có thích cách học lập trình theo cách mới như thế này không? Vì sao?
5. Nhóm có đánh giá như thế nào về các nhóm trình bày sản sản phẩm
và phần lập trình trước lớp?
- Tài liệu chung THPT Mođun 4 môn Tin học: Link
- Kế hoạch giáo dục nhà trường Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch dạy học môn Tin học - Khối 10 Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch bài dạy Chuyên đề 1- Mođun 4 tham khảo: Link
- Kế hoạch bài dạy Chuyên đề 2 - Mođun 4 tham khảo: Link
- 10 câu trắc nghiệm cuối khóa Mô đun 4: Link
- Đáp án tự luận Mô đun 4 đại trà: Link
- Đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 Tiểu học: Link
Không có nhận xét nào