Kế hoạch dạy học môn Tin học - Khối 10 Mođun 4 tham khảo

 



KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN: TIN HỌC, KHỐI LỚP 10

NĂM HỌC 2022 – 2023

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.  Tình hình số lớp, số học sinh

- Số lớp: 17;

- Số học sinh: 765; 

2. Tình hình đội ngũ:

- Số giáo viên: 06;

- Trình độ đào tạo: Đại học: 3; Trên đại học: 3

- Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 05; Khá: 01; Đạt: 00; Chưa đạt: 00

3. Thiết bị dạy học

3.1. Thiết bị dạy học

STT

Bộ thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thực hành

Ghi chú

1

Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video

5 phòng x 25máy/phòng

- Quan sát việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số.

 

2

Hình ảnh, video về các thành tựu nổi bật ở một số mốc thời gian để minh hoạ sự phát triển của ngành tin học.

 

 

- Quan sát sự phát triển của ngành tin học.

 

3

Tệp dữ liệu, thiết bị thông dụng, phần mềm ứng dụng

 

- Sử dụng được các tệp dữ liệu, các chức năng và phần mềm ứng dụng cơ bản cài sẵn trên các thiết bị đó.

 

4

Hình ảnh, video về số hoá thông tin

Bảng mã chuẩn quốc tế  Unicode

 

- Quan sát việc số hoá thông tin; chức năng của bảng mã quốc tế Unicode

 

5

Giáo trình lưu hành nội bộ

 

Giáo trình do tổ chuyên môn biên soạn dựa theo khung chương trình GDPT 2018

 

3.2. Phòng học bộ môn hệ thống CNTT

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng tin học

05

- Quan sát việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số.

- Quan sát sự phát triển của ngành tin học.

- Thực hành sử dụng được các tệp dữ liệu, các chức năng và phần mềm ứng dụng cơ bản cài sẵn trên các thiết bị đó.

- Quan sát việc số hoá thông tin; chức năng của bảng mã quốc tế Unicode

 

6

Hệ thống LMS

 

-      Hệ thống LMS được sở Giáo Dục quản lý chung và cấp quyền cho mỗi trường một không gian sử dụng.

-      Tổ bộ môn Tin cũng dựa vào hệ thống này để tạo các khoá học hỗn hợp, đảo ngược nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn. Đồng thời dễ dàng cho các học sinh ở lớp dưới chọn định hướng ICT lên lớp trên chon CS hoặc ngược lại có thể dễ dàng cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết.

 

 

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Phân phối chương trình môn Tin học

Cả năm: 35 tuần (70 tiết). Học kì 1: 18 tuần (36 tiết). Học kì 2: 17 tuần (34 tiết)

1.1.           Chương trình cốt lõi – Định hướng khoa học máy tính (CS)

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

HKI 18 TUẦN

Chương 1. Tin học và xử lý thông tin

1

Bài 1. Thông tin và xử lý thông tin

2

-          Phân biệt được thông tin và dữ liệu, nêu được ví dụ minh hoạ.

-          Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số.

-          Giải thích được ứng dụng của hệ nhị phân trong tin học.

-          Giải thích được sơ lược việc số hoá văn bản, hình ảnh, âm thanh.

 

2

Bài tập 1.

2

-          Phân biệt rõ ràng các dạng thông tin

Chuyển đổi qua lại được các đơn vị đo thông tin.

3

Bài 2. Mã hóa thông tin

1

-         Giải thích được nguyên tắc mã hóa thông tin

-         Giải thích được sơ lượt về bảng mã ASCII

Giải thích được sơ lược về chức năng của bảng mã chuẩn quốc tế (Ví dụ: Unicode)

4

Bài tập 2

1

-         Mã hóa được chuỗi văn bảng thành dãy thập phân trong bản mã ASCII

-         Mã hóa được chuỗi văn bản thành dãy nhị phân trong bảng mã ASCII

Giải mã dựa vào bảng mã ASCII

5

Bài 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2

-         Các hệ đếm trong Tin học

-         Biểu diễn thông tin dạng số

-         Biểu diễn thông tin phi số

-         Tính toán trên hệ nhị phân

6

Bài tập 3

5

-         Thực hiện các phép tính cơ bản trong hệ nhị phân

7

Bài 4. Máy tính và các thiết bị thông minh

2

-         Trình bày được những đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.

-         Nêu được ví dụ cụ thể về thiết bị thông minh. Giải thích được vai trò của những thiết bị thông minh đối với sự phát triển của xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

-         Nhận biết được một vài thiết bị số thông dụng khác ngoài máy tính để bàn và laptop, giải thích được các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lí thông tin.

-         Giới thiệu được các thành tựu nổi bật ở một số mốc thời gian để minh hoạ sự phát triển của ngành tin học.

8

Bài tập và thực hành 1

 

2

-         Chuyển đổi được giữa các đơn vị lưu trữ thông tin: B, KB, MB,...

-         Thực hiện được các phép tính cơ bản AND, OR, NOT.

Chương 2. Internet hôm nay và ngày mai

9

Bài 5. Mạng máy tính và internet

2

-          Trình bày được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc trong xã hội mà ở đó mạng máy tính được sử dụng phổ biến.

-          So sánh được mạng LAN và Internet.

10

Bài 6. Internet vạn vật - IOT

1

-          Nêu được khái niệm Internet vạn vật (IoT).

-          Nêu được ví dụ cụ thể về thay đổi trong cuộc sống mà IoT đem lại. Phát biểu ý kiến cá nhân về ích lợi của IoT.

11

Bài 7. Hiệu quả và an toàn trên Internet

1

-          Nêu được một số dịch vụ cụ thể mà Điện toán đám mây cung cấp cho người dùng.

-          Nêu được những nguy cơ và tác hại nếu tham gia các hoạt động trên Internet một cách bất cẩn và thiếu hiểu biết. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó.

-          Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng.

-          Biết cách tự bảo vệ dữ liệu của cá nhân.

-          Trình bày được sơ lược về phần mềm độc hại. Sử dụng được một số công cụ thông dụng để ngăn ngừa và diệt phần mềm độc hại.

12

Bài tập thực hành 2

2

-          Sử dụng được một số chức năng xử lí thông tin trên máy PC và thiết bị số, ví dụ dịch tự động văn bản hay tiếng nói.

-          Khai thác được một số nguồn học liệu mở trên Internet.

Chương 3. Đạo đức và pháp luật trong môi trường số

13

Bài 8. Pháp luật trong môi trường số

1

-         Nêu được một số vấn đề nảy sinh về pháp luật trong môi trường số

-          Nêu được ví dụ minh hoạ sự vi phạm bản quyền thông tin và sản phẩm số, qua ví dụ đó giải thích được sự vi phạm đã diễn ra thế nào và có thể dẫn tới hậu quả gì.

-          Trình bày và giải thích được một số nội dung cơ bản của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng. Nêu được ví dụ minh hoạ.

-          Giải thích được một số khía cạnh pháp lí của vấn đề bản quyền, của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ.

14

Bài 9. Đạo đức và văn hoá trong môi trường số

1

-         Nêu được những thay đổi trong phương thức giáo tiếp của con người trong môi trường số.

-         Nếu được quy tắt ứng xử phù hợp.

-          Đưa ra được quan điểm cá nhân cho những vấn đề trên môi trường số

Chương 5. Lập trình cơ bản

15

Bài 10. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình bậc cao (python, C++, java,…)

1

-         Diễn đạt đước khái niệm, đặc tính của các ngon ngữ lập trình bậc cao

-         Mô tả được mô hình biên dịch mã lập trình từ ngôn ngữ bậc cao sáng ngôn ngữ máy.

-         Diễn đạt được ý nghĩa, vai trò của các trình dịch (compiler)

-          Có thể tự tìm kiếm được thông tin về các ngôn ngữ bậc cao phổ biến hiện nay.

16

Bài 11. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

1

-         Biết rõ các thành phần chung của các ngôn ngữ lập trình

-         Hiều rõ các thành phần của một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

-          Hiểu rõ vài trò của từng thành phần trong ngôn một ngôn ngữ lập trình bậc cao.

17

Bài 12. Cấu trúc chương trình

1

-         Nắm rõ cấu trúc của một chương trình bậc cao

-          Viết được một chương trình đơn giản trong ngôn ngữ cụ thể (C++ hoặc Python)

HKII – 17 TUẦN

18

Bài 13. Các kiểu dữ liệu chuẩn và khai báo biến

1

-         Phân biệt được các loại dữ liệu trong thực tế

-         Chọn được loại dữ liệu thích hợp trong ngôn ngữ lập trình để khai báo biến tương ứng.

-         Khai báo đúng cú pháp của ngôn ngữ.

-         Tính được dung lượng bộ nhớ cần để chứa các biến được khai báo trong một chương trình.

19

Bài 14. Phép toán, biểu thức và lệnh gán

2

-         Phân biệt được các loại phép toán trong toán học

-         Viết được các phép toán trong toán học sang phép toán trong ngôn ngữ lập trình

-         Viết được các thiểu thức trong ngôn ngữ lập trình tương ứng.

-         Viết được đúng lệnh gán giá trị cho biến.

-         Phát hiện được lệnh gán sai.

20

Bài 15. Lệnh vào ra đơn giản

1

-         Viết được các lệnh vào/ra đơn giản trong ngôn ngữ lập trình tương ứng

-         Viết được chương trình nhập xuất đơn giản

-         Kiểm tra được lỗi chương trình đơn giản và sửa lỗi

21

Bài 16. Cấu trúc rẽ nhánh

1

-         Vẽ được lưu đồ chung của các dạng cấu trúc rẽ nhánh

-         Viết được mã lệnh của của cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ cụ thể

-         Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh giải quyết một số bài toán trong thực tế

-         Kiêm tra được lỗi cú pháp, lỗi ngữ nghĩa của chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và sửa được lỗi.

22

Bài tập thực hành 5

2

-         Vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để giải quyết các bài toán trong thực tế

-         Test chương trình

23

Bài 17. Cấu trúc lặp

2

-         Mô tả được các công việc có tính chất lặp lại trong đời sống thực tế

-         Xác định được giá trị đầu, giá trị cuối, điều kiện dừng và phép tính thay đổi trong vòng lặp.

-         Vẽ được lưu đồ các dạng cấu trúc lặp

-         Viết được cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình cụ thể

-         Chọn được dạng cấu trúc lặp phù hợp để giải quyết bài toán cụ thể.

-         Kiểm tra, sửa được lỗi cú pháp và lỗi ngữ nghĩa trong chương trình có sử dụng vòng lặp.

-         Đánh giá được độ phức tạp của chương trình

24

Bài tập và thực hành 6

3

-         Vận dụng cấu trúc lặp để giải quyết các bài toán trong thực tế

-         Test được chương trình

-         Sửa lỗi được cho chương trình

25

Bài 18. Chương trình con

1

-         Mô tả được ý nghĩa của chương trình con trong xây dựng chương trình.

-         Phân biệt được các dạng chương trình con

-         Mô tả được các thành phần của một chương trình con

-         Viết được chương trình con đơn giản

-         Gọi được chương trình con đơn giản trong chương trình chính

26

Bài 19. Truyền tham số cho chương trình con

1

-         Phân biệt được tham số và đối số trong việc viết và sử dụng chương trình con

-         Mô phỏng được quá trình truyền tham số theo các cách khác nhau trong chương trình con

-         Viết được chương trình con theo các yêu cầu cụ thể khác nhau

-         Chọn được cách truyền tham số thích hợp

-         Dự đoán được kết quả các đoạn chương trình có sử dụng chương trình con

-         Kiểm lỗi, sửa lỗi được ở cả lỗi cú pháp và lỗi ngữ nghĩa cho các chương trình có sử dụng chương trình con.

27

Bài 20. Biến toàn cục và biến cục bộ

1

-         Mô tả được ý nghĩa về phạm vi của biến

-         Phân biệt được biến toàn cục và biến cục bộ

-         Viết được chương trình sử dụng hợp lý biến toàn cục và biến cục bộ

-         Dự đoán được kết quả chương trình có sử dụng biến toàn cục và biến cục bộ

-         Phát hiện được và sửa được các lỗi ngữ nghĩa liên quan đến phạm vi hoạt động của biến.

28

Bài tập thực hành 7

2

-         Sử dụng chương trình con để xây dựng các chương trình thực tế.

29

Bài 21. Kiểu mảng

2

-         Mô tả được ý nghĩa của các loại dữ liệu có cấu trúc

-         Mô tả được ý nghĩa của kiểu dữ liệu mảng

-         Mô hình hoá được mảng một chiều và mảng hai chiều

-         Khai báo được kiểu mạng một chiều

-         Thực hiện được các thao tác nhập, xuất mảng một chiều

30

Bài tập thực hành 8

3

-         Sử dụng mảng một chiều để giải quyết một số bài toán thực tế

-         Kiểm lỗi, sửa lỗi được chương trình có sử dụng mảng một chiều

-         Thực hiện test hiệu quả chương trình

31

Bài 22. Giải quyết bài toán bằng lập trình

1

-         Mô tả được quy trình phân tích, thiết kế, cài đặt và kiểm thử chương trình

-         Thực hiện được việc giải quyết một bài toán thực tế theo quy trình trên

32

Bài 23. Nhóm nghề  và lập trình

2

-         Xác định được vị trí của nghề lập trình trong xã hội hiện đại

-         Phân loại được các nhóm ngành lập trình

-         Mô tả được đặc điểm, kỹ năng, năng lực cần thiết cho mỗi nghề

 

*Đối với chương trình cốt lõi định hướng khoa học ứng dụng ICT

-      Ở chương 1: Tin học và xử lý thông tin

            Bỏ bài 2, bài 3, bài tập 2, bài tập 3

-         Thay bằng một chương 4 -  Thiết kế đồ hoạ (Chương lập trình cơ bản sẽ thành chương 5)

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

HKI 18 TUẦN

Chương 4. Thiết kế đồ hoạ

1

Bài 10. Màu sắc và bố cục trong thiết kế đồ hoạ

1

-         Trình bày được các tổng màu nóng, lạnh, trung tính trong thiết kế.

-         Cho ví dụ được về màu, nóng, lạnh và trung tính

Trình bày được các bố cục trong thiết kế

2

Bài 11. Giới thiệu Canva

1

-         Nêu tên được các phần mềm thiết kế đồ hoạ phổ biến.

-         Nêu tên được các phần mềm thiết kế đồ hoạ miễn phí

Giới thiệu sơ lượt được về phần mêm canva: Nguồn gốc, cách sử dụng online, offline, giao diện chính.

 

Bài 12. Một số chức năng cơ bản của Canva

2

-         Tạo mới một Project đơn giản với Canva

-         Lưu được ấn phẩm từ Canva xuống máy tính theo các định dang khác nhau: PDF, PNG, JPG,…

-         Chia sẽ Project để nhiều người làm việc chung

-         Chọn lựa được các tài nguyên trong Canva để đưa vào ấn phẩm

Upload các các tài nguyên từ máy tính lên Canva để đưa vào ấn phẩm

 

Bài 23. Giới thiệu nhóm nghề thiết kế đồ hoạ

 

-         Thay cho bài 23 – Giới thiệu nhóm nghề lập trình bên nhóm CS

 

1.2.           Chuyên đề học tập – định hướng ICT

STT

Chuyên đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Chuyên đề 10.1: Thực hành làm việc với các tệp văn bản

10

-          Tạo được một số văn bản hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập và đời sống như:

+ Tiểu luận hay báo cáo về một chủ đề thuộc môn học nào đó.

+ Biên bản buổi họp bầu cán bộ lớp.

+ Hướng dẫn thể thức tham gia câu lạc bộ ca nhạc.

+ Chương trình thi đấu thể thao.

+ Giới thiệu một vài điểm du lịch tại địa phương.

-          Sản phẩm văn bản đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra, có thông tin đa dạng, phong phú, hình ảnhvà hoạ tiết hấp dẫn được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

-          Làm việc được theo nhóm với tinh thần hợp tác.

2

Chuyên đề 10.2: Thực hành sử dụng phần mềm trình chiếu

10

-          Tạo được bài thuyết trình với sử dụng phần mềm trình chiếu, đạt các yêu cầu sau:

+ Nội dung thiết thực, thu hút được sự quan tâm của người nghe, có cấu trúc logic và hợp lí.

+ Có các đoạn video, hình ảnh, hoạ tiết, hiệu ứng tương tác hấp dẫn để minh hoạ.

-          Làm việc được theo nhóm với tinh thần hợp tác.

3

Chuyên đề 10.3: Thực hành sử dụng phần mềm bảng tính

15

-          Đọc hiểu được một số công thức cơ bản trong bảng tính điện tử. Tạo được các công thức tính toán và hiển thị được các thông tin thống kê trong bảng tính,ví dụ tỉ lệ xếp loại kết quả học tập, số tiền thu chi hàng tháng,...

-          Tạo được bảng tính có cấu trúc hợp lí, có tính thẩm mĩ và được minh hoạ bằng những đồ thị, biểu đồ sinh động.

-          Tạo được bảng tính hỗ trợ bài toán quản lí có nhiều số liệu và tính toán đáp ứng nhu cầu thực tế. Ví dụ: bảng tổng kết điểm của lớp, quản lí chi tiêu quỹ lớp,...

-          Làm việc được theo nhóm với tinh thần hợp tác.

 

1.3.           Chuyên đề học tập định hướng CS

Tuỳ điều kiện từng trường có thể chọn loại Robot phù hợp, đối với trường TKN, tổ chuyên môn sử dụng bộ vi mạch Arduino và các linh kiện đi kèm, lý do là giá thành rẻ, linh động về mặt kết nối phụ kiện, học sinh có thể sáng tạo thoải mái khi đang học và sau khi học xong.

STT

Chuyên đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Chuyên đề 10.1: Lập trình điều khiển Led với Arduino

5

-         Phân biệt được các cổng, các chân trên vi mạch Arduino

-         Cài đặt được IDE để lập trình với Arduino

-         Kết nối nối được Arduino với máy tính và test được chương trình Led Blink cơ bản

-         Thiết kế được mạch điện đơn giản kết nối Led, điện trở vào đúng chân in, out của mạch Arduino, lập trình điều khiển Led sáng, tắt được theo thời gian.

-         Thiết kế được mạch điện gồm nhiều led mắc nối tiếp và song song. Lập trình điều khiển các led song song sáng tắt xe kẻ

-         Mô phỏng được hai trụ đèn giao thông tại giao lộ.

2

Chuyên đề 10.2: Tín hiểu Digital – Analog và đọc giá trị các loại cảm biến

15

-         Phân biệt được tín hiệu Analog và Digital

-         Kể tên được một số công nghệ trong đời sống dùng tín hiểu analog và digital

-         Có khả năng đọc hiểu được thông số kỹ thuật của các loại cảm biến.

-         Có thể đọc được hướng dẫn cách đấu nối cảm biến vào vi mạch của nhà sản xuất.

-         Lập trình đọc được giá trị cảm biến tuỳ loại và xuất được lên màn hình

3

Chuyên đề 10.3: Lập trình điều khiển động cơ

15

-         Hiểu và phân tích rõ được cách thức hoạt động của động cơ DC.

-         Phân loại được các loại động cơ ngoài đời thực

-         Kết nối được động cơ vào vi mạch

-         Lập trình điều khiển được động cơ

-         Kế hợp được một hệ thống phức tạp gồm vi mạch Arduino, các loại cảm biến và động cơ.

 

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

            Đối với định hướng khoa học máy tính (CS)

Bài kiểm tra,

 đánh giá

Thời gian làm bài

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Thời điểm

(3)

Hình thức

(4)

Giữa học kì I

45 phút

Đáp ứng YCCĐ từ Chủ đề  A đến chủ đề D

Trong tuần thứ 9

Trắc nghiệm khách quan trên hệ thống LMS

 

Cuối học kì I

60 phút

Đáp ứng YCCĐ từ Chủ đề A – Máy tính và xã hội tri thức đến chủ đề F - Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Trong tuần 17

Trắc nghiệm khách quan trên hệ thống LMS

Giữa học kì II

45 phút

Đáp ứng YCCĐ của chủ đề F

Trong tuần 25

Viết chương trình trên hệ thống chấm bài tự động

Cuối học kì II

60 phút

Đáp ứng YCCĐ của chủ đề F

Trong tuần 34

Viết chương trình trên hệ thống chấm bài tự động

·        Đối với định hướng ICT, các đợt kiểm tra là giống CS, chỉ khác ở hàm lượng kiến thức và yêu cầu kỹ năng cho tương ứng. Đợt giữa học kỳ II, thay viết chương trình bằng một bài kiểm tra thiết kế ấn phẩm đồ hoạ.    

(Chương trình này chưa thực hiện trong năm học tới nên chưa xác định thời gian cụ thể theo Ngày/Tháng/Năm, chỉ xác định tuần tổ chức KTĐG)

III. CÁC NỘI DUNG KHÁC

1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:

-      Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

-         Đẩy mạnh các buổi báo cáo chuyên đề tổ để nâng cao năng lực chuyên môn nhà giáo, tập trung vào các chuyện đề tập huấn ngôn ngữ lập trình mới (Python), các chủ đề mới trong lập trình Arduino.

           

2. Bồi dưỡng HS giỏi

-         Bồi dưỡng đội tuyển Olympic lớp 10 và 11 hướng thuật toán

-         Bồi dưỡng đội tuyển Olympic Robot B và Robot C cho khối 10 và 11

-         Bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi lớp 12.

IV. Các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện

1.      Về bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém

a.      Về bồi dưỡng học sinh giỏi

       Các chỉ tiêu

-         Học sinh giỏi lớp 12: 3 giải (5 học sinh đi thi)

-         Olympic 10, 11: 4 giải (6 học sinh đi thi)

-         Olympic STEM Robot B, C: 2 giải (4 đội đi thi)

      Biện pháp thực hiện

-         Tuyển chọn học sinh có đam mê, yêu thích bộ môn Tin học qua kênh tuyển thành viên CLB hoặc tuyển trong quá trình giáo viên dạy lớp và phát hiện học sinh có năng khiếu.

-         Phân công giáo viên bồi dưỡng, tiến hành test định kỳ để kiểm soát chất lượng các đội tuyển.

-         Tổ chức giao lưu với các trường trong khu vực ở hai bộ môn Robot B và Robot C.

-         Cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi, hội thi liên quan để cọ sát và nâng cao kinh nghiệm làm bài trong các kỳ thi.

o   Ví dụ:

         Kỳ thi Tin học trẻ ở lĩnh vực thuật toán cho các đội HS giỏi và olympic (thuật toán)

         Kỳ thi ICPC khu vực miền Nam cho các đội thuật toán.

         Kỳ Thi SROBOT, Robotacon cho các đội Robot B, C

-         Phân công:

Đội tuyển

Giáo viên phụ trách

HS giỏi 12

Thầy Phi

Olympic 11

Thầy Phi

Olympic 10

Cô Phượng

Robot B (Lego)

Thầy Tâm

Robot C (Arduino)

Thầy Phi, cô Nhung

 

b)     Về phụ đạo học sinh yếu

      Các chỉ tiêu:

-         Không để học sinh bất mãn buông bỏ bộ môn, đảm bảo tất cả học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có được các năng lực Tin học tối thiểu.

      Biện pháp thực hiện

-         Thường xuyên theo dõi quá trình thực hành của học sinh để quan sát kỹ năng của các em.

-         Lắng nghe khi học sinh trình bày các khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, thực hành kỹ năng nhất là đối với bộ môn Tin học 11, nghiêng về tư duy lập trình.

2.      Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.

a)      Các chỉ tiêu

-         100% giáo viên nắm vững chương trình tổng thể 2018 của Bộ GDĐT

-         100% giáo viên nắm vững chương trình Tin học 2018 của Bộ GDĐT

-         100% giáo viên trong tổ có chứng chỉ quốc tế về Tin học văn phòng (MOS)

-         100% giáo viên trong tổ nắm vững các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp dạy học STEM.

-         100% hiểu về các năng lực cần đạt của học sinh ở thế kỷ 21 và cách đánh giá các năng lực này.

b)     Biện pháp thực hiện

-         Lên kế hoạch cụ thể để báo cáo chuyên đề về chương trình Tin học 2018 (Chương trình tổng thể đã báo cáo vào năm học trước)

-         Cử các giáo viên trong tổ tham dự các khoá tập huấn mới về MOS và thi các chứng chỉ còn thiếu.

-         Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề STEM, phân công các thành viên trong tổ cùng nhau nghiên cứu, soạn giáo án, trực tiếp giảng dạy để tổ chuyên môn dự giờ, góp ý.

-         Tổ chức báo cáo chuyên đề cấp tổ về 10 kỹ năng thế kỷ 21 và rurib đánh giá năng lực học sinh dựa trên 10 kỹ năng này.

3.      Tham gia Hội thi, hoạt động chuyên môn trường, Cụm, ngành …

a)      Các chỉ tiêu:

-         40% giáo viên trong tổ tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường.

-         20% giáo viên tham gia thi thiết kế bài giảng STEM.

-         20% giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

-         100% giáo viên tham dạy tốt

-         60% giáo viên tham gia thao giảng

b)     Biện pháp thực hiện

-         Tổ động viên khuyến khích giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường

-         Phân công giáo viên tham gia biên soạn, giảng dạy các bài học trong các chủ đề STEM và mời các đồng nghiệp trong trường dự giờ.

-         Tổ trưởng tổ chức chia sẻ về kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và động viên, giúp đỡ các thành viên trong tổ cùng hướng dẫn học sinh.

-         Phân công dạy tốt rõ ràng, cụ thể cho từng giáo viên vào từng tháng (ghi rõ trong biên bản họp tổ chuyên môn)

4.      Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên.

a)      Các chỉ tiêu

-         Thanh tra nội bộ: Cô Trần Như Yến Hoa

-         Đánh giá, phân loại đúng về năng lực đội ngủ.

b)     Biện pháp thực hiện

-         Thực hiện thanh tra nội bộ theo đúng kế hoạch của trường, tập hợp đầy đú chứng từ, giáo an, phiếu dự giờ, phiếu tổng hợp đánh giá.

-         Phân công công việc trong năm cho tất cả thành viên trong tổ và đánh giá mức hoàn thành công việc trong từng tháng.

Họp xét thi đua, góp ý cho từng thành viên trong từng quý.

V. NHỮNG ĐỀ XUẤT

1. Đề xuất nhà trường tăng cường thêm một phòng máy tính

2. Đề xuất nhà trường trang bị thêm một số trang bị thêm các linh kiện và bổ sung thêm vi mạch để tăng cương dạy học chuyên đề khoa học máy tính.



  • Tài liệu chung THPT Mođun 4 môn Tin học: Link 
  • Kế hoạch giáo dục nhà trường Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch dạy học môn Tin học - Khối 10 Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn  Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch bài dạy Chuyên đề 1- Mođun 4 tham khảo: Link
  • Kế hoạch bài dạy Chuyên đề 2 - Mođun 4 tham khảo: Link
  • 10 câu trắc nghiệm cuối khóa Mô đun 4: Link
  • Đáp án tự luận Mô đun 4 đại trà: Link
  • Đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 Tiểu học: Link

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.